Thỏ có thể ăn nhiều loại thức ăn trong đó có cỏ. Trong điều kiện ĐBSCL, các loại rau cỏ có thể cho thỏ ăn như rau lang, rau muống, rau trai, lục bình, bìm bìm, địa cúc…, và các loại cỏ như cỏ lông tây, cỏ lá tre, cỏ mồm, cỏ chỉ, cỏ sả, cỏ ống, cỏ voi…
- Dưa leo (dưa chuột) bao nhiêu calo? Ăn dưa leo có giảm cân không?
- 1 bát phở bao nhiêu calo? Ăn phở có béo không và 4 điều cần lưu ý khi ăn phở
- Nấm kim châm làm món gì ngon – 8 cách nấu nấm kim châm cực mê tại nhà
- 3 cách chữa đầy hơi chướng bụng tại nhà hiệu quả
- Chẳng dừng heo – Chẳng dừng heo – Nạc dây heo
1. Rau cỏ: Chú ý là nên cắt cỏ trước khi ra hoa vì cỏ đã ra hoa thì chất lượng giảm đi do dẫn xuất không đạm giảm trong lúc hàm lượng xơ và các chất khó tiêu hóa tăng lên như lignin, cutin, silic… Cần hết sức chú ý đối với: cỏ hư thối, cỏ ướt – nên phải dàn mỏng ra cho khô, không nên chất thành đống. Điều này có thể tạo điều kiện cho một số vi khuẩn lên men. Số lượng cỏ cho thỏ ăn nhiều hay ít còn phụ thuộc vào khẩu phần của thỏ có cho ăn thêm thức ăn tinh hay không, thông thường thỏ cái ăn khoảng 0,1 – 0,2 kg/ngày.
Bạn đang xem: Thông tin kĩ thuật – CÁC LOẠI THỨC ĂN CHO THỎ
Xem thêm : Nha đam có tác dụng gì
2. Các loại họ đậu và phụ phẩm trồng trọt Một số các loại cỏ họ đậu như stylo, clover, bình linh, so đũa, điên điển, cỏ đậu lá nhỏ, cỏ đậu lá lớn, đậu bông biếc… Các loại cỏ khô, lá đậu khô và các phụ phẩm ở chợ như lá cải, su hào, rau má, củ cải, cà rốt, vỏ trái cây cũng có thể cho thỏ ăn, ngay cả các loại rau có mùi thơm như sả, tía tô, rau húng thỏ cũng ăn được.
Hầu hết các loại thức ăn trên đều có thành phần dưỡng chất phù hợp dùng nuôi thỏ. Về CP của các loại thức ăn xanh thô ngoài một số loại có CP cao như rau muống, lá dâu tằm, rau dền, cây thức ăn Trichanteria gigantica, đậu lá nhỏ, đậu lá lớn, rau lang, lá rau muống sử dụng rất tốt khi cho thỏ ăn mà lượng xơ cũng phù hợp với thỏ; cỏ mồm, cỏ mần trầu, cỏ voi, cỏ sả, cỏ Ruzi, cỏ Paspalum atratum có hàm lượng NDF, CF cao và CP ở mức thấp nên chú ý về tỷ lệ tiêu hóa với lượng dưỡng chất mà thỏ sử dụng được trong khẩu phần. Vì vậy nên hạn chế các loại cỏ này trong khẩu phần ở mức hợp lý để đảm bảo sự tận dụng thức ăn của thỏ. Một vài loại thức ăn có hàm lượng DM thấp (lục bình, cải thảo, lá bắp cải, lá bông cải, rau lang, rau muống, rau trai) chú ý khi sử dụng nên kết hợp với loại thức ăn có DM cao hơn để cân đối sự tiếp thu dưỡng chất. Nhóm thức ăn bổ sung đạm và năng lượng: nếu sử dụng được nhóm thức ăn này khi nuôi thỏ thì rất tốt và tiện lợi. Lúa, tấm, cám, khoai củ bổ sung năng lượng rất tốt cho thỏ khi khẩu phần thiếu năng lượng. Cám, thức ăn hỗn hợp, bã bia, bã đậu nành là những loại thức ăn có CP cao bổ sung vào khẩu phần sẽ tăng lượng CP lên khi cần thiết là tốt và tiện lợi (Nguyễn Văn Thu và Danh Mo, 2008).
3. Thức ăn tinh bột: Gồm có lúa, ngô, khoai, sắn,…dùng để bổ sung thêm cho thỏ. Bắp và lúa thường được ngâm trong nước cho mềm trước khi cho ăn. Lúa mọc mầm cho ăn rất tốt, thường lúa ngâm từ chiều ngày hôm trước đến chiều hôm sau, rồi trải ra mặt nền có bóng mát và sáng hôm kế thì lấy lúa mầm cho thỏ ăn, chỗ nào chưa dùng tới thì cứ ủ bao và tưới nước mỗi ngày một lần. Tuy nhiên không nên để mầm lên quá 1 cm. Mầm lúa có nhiều vitamin E, B1, B6, B2, PP và C. Một kg lúa ngâm 24 giờ sẽ cho 1,7kg và ủ 48 giờ sẽ nặng là 2,3kg.
Xem thêm : Cách giải rượu bia nhanh chóng, giúp tỉnh táo vào dịp lễ
4. Thức ăn bổ sung đạm: Bột cá, bột thịt và các loại bánh dầu (dầu đậu nành, dừa, bông vải, phộng) cũng được dùng để trộn vào hỗn hợp thức ăn cho thỏ tùy theo yêu cầu chất lượng của hỗn hợp thức ăn. Việc bổ sung thức ăn hỗn hợp tùy thuộc vào giá cả thức ăn và giá bán thịt hay thỏ giống vì giá thức ăn hỗn hợp cao. Kinh nghiệm cho thấy nếu bổ sung thức ăn hỗn hợp 20% CP cho thỏ thịt thì ở mức 20 – 30g/ngày/con tùy thuộc vào giai đoạn, trong lúc ở thỏ mang thai là khoảng 40g/con/ngày và thỏ nuôi con là 60g/con/ngày trong điều kiện khẩu phần có bổ sung thêm lá rau muống và bã đậu nành (Nguyễn Thị Kim Đông & Nguyễn Văn Thu, 2008). Tuy nhiên nếu khẩu phần chỉ cho ăn cỏ lông tây thì thức ăn hỗn hợp có thể bổ sung tăng lên đến 100g/ngày ở thỏ nuôi con (Nguyễn Thị Xuân Linh, 2008). Cần thiết cho ăn thêm cỏ khô vào ban đêm cho thỏ gặm nhấm cũng như cũng cấp thêm nước uống cho thỏ. Các loại bã bia, bã đậu nành, bã đậu xanh có thể bổ sung đạm tốt vì tận dụng được nguồn dưỡng chất với giá rẻ.
5. Cách chế biến thức ăn cho thỏ: Đối với thức ăn xanh thường được thu hoạch lúc còn non hay vừa phải nên không cần phải chế biến gì, tuy nhiên nếu quá dài hay thô thì cần phải cắt ngắn 20 – 30 cm. Các loại khoai, quả thì thái nhỏ dày khoảng 5 – 8 mm. Bắp hay lúa hạt thì xay bể hay xay nhuyễn, tuy nhiên lúa hay hạt đậu cũng có thể để cho ăn nguyên hạt. Nếu thức ăn ở dạng bột thì cần phải vẩy nước để tránh bụi thức ăn bay vào mũi thỏ và cũng để tránh hao tốn thức ăn. Các dạng thức ăn hạt cũng có thể ngâm nước và ủ cho nẩy mầm cho thỏ ăn như là bắp, lúa, đậu. Cỏ xanh lúc có nhiều có thể thu hoạch và làm cỏ khô dự trữ, cỏ phơi khô được bó lại thành từng bánh chặt cả 2 đầu rồi gác lên sàn cao cách mặt đất khoảng 1m. Việc phối hợp thức ăn sẽ làm tăng khẩu vị và tăng khả năng tiêu hóa chúng. Không nên cho thỏ ăn đơn điệu một loại cỏ hay một loại thức ăn tinh dài ngày vì như vậy sẽ làm giảm tính thèm ăn của thỏ, dẫn đến lượng thức ăn tiêu thụ giảm làm ảnh hưởng đến năng suất tăng trưởng và sinh sản của chúng.
Ths. Nguyễn Thị Ánh Tuyết
Nguồn: https://bida.edu.vn
Danh mục: Ẩm thực