Sữa chua không đường là một sản phẩm được làm từ sữa bò đã được lên men bằng các vi khuẩn có lợi, nó có vị chua nhẹ và thường có kết cấu mịn, kem. Sữa chua không đường là một lựa chọn phổ biến cho những ai đang tìm kiếm một sản phẩm sữa chua ít calo và muốn giảm lượng đường tiêu thụ hàng ngày.
Song, vẫn có nhiều người thắc mắc sữa chua không đường bao nhiêu calo? Thông thường trong 100 gram sữa chua không đường chứa khoảng 85,3 calo. Sữa chua không đường chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể người như carbohydrate, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất,… Bên cạnh đó, lợi khuẩn có trong sữa chua không đường hỗ trợ cân bằng tiêu hóa, bảo vệ sức khỏe của đường ruột và giúp giảm cân, không gây béo.
Bạn đang xem: SỮA CHUA KHÔNG ĐƯỜNG BAO NHIÊU CALO? ĂN NHƯ THẾ NÀO ĐỂ KHÔNG BÉO?
Sữa chua không đường được lên men tự nhiên an toàn cho sức khỏe
1. 1 hộp sữa chua không đường bao nhiêu calo?
1 hộp sữa chua không đường 100g chứa khoảng 85,3 calo. Còn 1 hộp sữa chua Vinamilk không đường 100g chứa khoảng 61 calo. Đây được xem là lượng calo thấp, phù hợp để thay thế cho các món ăn nhẹ như bánh, kẹo. Ngoài ra, trong 100g sữa chua không đường còn chứa khoảng 3.7g protein, 3.0g chất béo, 115mg Canxi và 4.8g Carbohydrate.
1 hộp sữa chua Vinamilk không đường có hàm lượng calo thấp 61 calo không lo tăng cân
2. Sữa chua không đường làm từ gì?
Sữa chua không đường là một chế phẩm từ sữa, được làm từ sữa động vật và trải qua quá trình lên men tự nhiên từ men Streptococcus thermophilus và Lactobacillus bulgaricus. Theo đó, các loại men vi sinh này sẽ chuyển hóa đường trong sữa thành axit lactic, làm đặc và tạo ra vị chua đặc trưng.
Sữa chua chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể người như carbohydrate, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất,… Bên cạnh hàm lượng dưỡng chất dồi dào, lợi khuẩn có trong sữa chua hỗ trợ cân bằng tiêu hóa và bảo vệ sức khỏe của đường ruột.
Sữa chua là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng đối với cơ thể con người
3. Thành phần dinh dưỡng trong sữa chua không đường
Mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe người sử dụng, giá trị dinh dưỡng mà sữa chua mang lại rất dồi dào. Cụ thể, sữa chua sẽ bổ sung cho bạn những chất sau:
3.1 Chất đạm
Vì được làm từ sữa nguyên chất, sữa chua chứa một lượng protein dồi dào. Đạm trong sữa chua được chia ra làm 2 loại: Whey Protein và Casein. Cả 2 loại đạm này đều dễ hấp thu, cung cấp cho cơ thể các axit amin cần thiết và tham gia xây dựng quá trình phát triển và duy trì cơ bắp.
Chất đạm trong sữa chua hỗ trợ xây dựng phát triển cơ bắp hi
3.2 Whey – nước sữa
Whey protein là nhóm protein hòa tan trong nước, chiếm 20% tổng lượng đạm có trong sữa chua. Đạm whey chứa nhiều axit amin và là nguồn dinh dưỡng cần thiết đối với các vận động viên bởi công dụng kích thích tăng trưởng cơ bắp. Ngoài ra whey protein còn hỗ trợ các vấn đề về giảm cân hay điều chỉnh huyết áp.
Axit amin trong sữa chua giúp tăng trưởng cơ bắp
3.3 Casein
Đạm Casein là nhóm protein không hòa tan được trong nước, chiếm 80% tổng lượng protein có trong sữa chua và chủ yếu là Alpha-Casein. Bên cạnh hỗ trợ cơ bắp và cung cấp các axit amin, Casein còn tạo nên kết cấu đặc cho sữa chua. Không những vậy, loại đạm này hỗ trợ cơ thể hấp thụ tốt các khoáng chất như canxi và photpho.
Đạm Casein trong sữa chua giúp cơ thể hấp thụ tốt canxi và photpho
3.4 Chất béo
Hàm lượng chất béo trong yogurt dao động từ 0.4 – 3.3% tùy theo nguồn sữa và lượng sữa nguyên liệu. Trong đó, có đến 70% chất béo trong sữa chua là chất béo bão hòa, ngoài ra còn có chất béo không bão hòa đơn. Do đó, sữa chua có chứa rất nhiều loại axit béo, xấp xỉ 400 loại.
Thành phần chất béo đa dạng mang đến cảm giác ngon miệng và đa dạng thành phần dinh dưỡng cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, chất béo trong sữa chua hỗ trợ mạnh mẽ trong quá trình trao đổi chất, cung cấp năng lượng dồi dào cho các hoạt động sống của con người.
Sữa chua còn được nhiều người lựa chọn thêm vào bữa ăn bởi thành phần dinh dưỡng chứa các vitamin và khoáng chất dồi dào.
Chất béo trong sữa chua không đường hỗ trợ tốt quá trình trao đổi chất
3.5 Vitamin và khoáng chất
Sữa chua là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tuyệt vời cho cơ thể. Tùy theo loại sữa nguyên liệu mà các vi chất có thể khác nhau. Canxi là một khoáng chất không thể thiếu trong sữa chua, giúp phát triển hệ xương khớp. Ngoài ra, loại thực phẩm này còn dồi dào các vitamin nhóm B, A, photpho, kẽm, …
Canxi có trong sữa chua giúp phát triển xương khỏe mạnh
3.6 Carbohydrate
Carbohydrate trong sữa chua tồn tại ở dạng đường đơn lactose và galactose. Trong quá trình lên men tự nhiên, phần lớn lactose chuyển hóa thành axit lactic tạo vị chua đặc trưng cho yogurt.
Bản thân lactose chỉ mang vị ngọt nhẹ. Do đó, trong quá trình sản xuất cần thêm đường saccarozơ. Vì vậy, lượng carbohydrate trong sữa chua dao động từ 4.6% – 16.8% hoặc thậm chí cao hơn.
Lactose và galactose tạo nên hương vị đặc trưng cho sữa chua
3.7 Lợi khuẩn – Probiotic
Probiotic là những vi khuẩn có lợi cho sức khỏe, thường tồn tại trong các sản phẩm lên men. Chúng chủ yếu gồm vi khuẩn axit lactic và bifidobacteria. Các lợi khuẩn này có công dụng tăng cường hệ miễn dịch, giảm cholesterol trong máu. Ngoài ra, chúng còn giúp tổng hợp vitamin, bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân gây hại.
Tham khảo bài viết: Probi bao nhiêu calo? Uống Probi có béo không?
Lợi khuẩn Probiotic giúp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả
4. Công dụng của sữa chua không đường
4.1 Tốt cho sức khỏe của hệ tiêu hóa
Sữa chua giúp cải thiện các vấn đề liên về tiêu hóa, ngăn ngừa các chứng chướng bụng, khó tiêu, … khó chịu. Các lợi khuẩn trong sữa chua giúp bảo vệ đường ruột khỏi các vi khuẩn gây hại, phòng ngừa các bệnh về đường ruột như tiêu chảy, ngộ độc, ung thư đường ruột,…
Nhiều lợi khuẩn có trong sữa chua giúp bảo vệ đường ruột khỏe mạnh
4.2 Cải thiện hệ miễn dịch
Các lợi khuẩn trong sữa chua tạo điều kiện thuận lợi để cơ thể sản sinh các tế bào miễn dịch. Bên cạnh đó, protein và chất béo góp phần cấu tạo nên hệ thống đề kháng trong cơ thể. Ngoài ra, các khoáng chất thiết yếu như vitamin, kẽm, selen,… giúp tăng cường “hàng rào phòng ngự” của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh.
Các lợi khuẩn tạo điều kiện tốt cho cơ thể hình thành các tế bào miễn dịch
4.3 Tăng cường sức khỏe xương
Hàm lượng Canxi, Vitamin D và Protein cao trong sữa chua giúp cải thiện sức khỏe hệ cơ xương khớp ở người. Cụ thể, những dưỡng chất quan trọng này sẽ giúp sản sinh các tế bào xương, thúc đẩy chiều cao, giúp xương rắn chắc hơn và phòng ngừa nguy cơ bị loãng xương ở người cao tuổi.
Hàm lượng chất dinh dưỡng đa dạng giúp xương trẻ khỏe mạnh
4.4 Tốt cho huyết áp, tim mạch
Các khoáng chất có trong sữa chua như canxi, kali, magie hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Cụ thể, Canxi giúp củng cố hệ cơ bắp tim, trong khi kali và magie giúp kiểm soát áp lực huyết áp. Bên cạnh đó, các lợi khuẩn có trong sữa chua giúp giảm hấp thụ cholesterol và ngăn chặn sự hình thành các cặn mỡ trong máu.
Các khoáng chất có trong sữa chua giúp hỗ trợ các bệnh liên quan đến tim mạch
4.5 Giúp da săn chắc
Axit lactic có trong sữa chua có tác dụng tẩy da chết nhẹ nhàng, giúp xóa bỏ lớp tế bào lão hóa trên bề mặt da. Bên cạnh đó, các khoáng chất có trong yaourt giúp nuôi dưỡng làn da sáng mịn từ bên trong, thu nhỏ lỗ chân lông và giúp da săn chắc hơn.
Axit lactic giúp tẩy da chết nhẹ nhàng
4.6 Hỗ trợ giảm cân
Với hàm lượng calo thấp và hương vị thơm ngon, sữa chua là món ăn vặt giảm cân hiệu quả, thay cho các loại bánh kẹo hay trà sữa. Ngoài ra, sữa chua có tác dụng mang lại cảm giác no lâu sau khi ăn. Do đó, bạn sẽ không cảm thấy thèm ăn và muốn dung nạp calories không cần thiết nữa.
Sữa chua làm người ăn có cảm giác no lâu giúp giảm cân hiệu quả
5. Ăn sữa chua có tăng cân không?
Tùy thuộc vào loại sữa chua bạn chọn cùng với liều lượng sử dụng trong ngày sẽ quyết định việc ăn sữa chua có tăng cân hay không. Sữa chua không đường có thể giúp bạn đốt cháy lượng calo trong cơ thể và giảm cân hiệu quả.
Tuy nhiên, nếu muốn tăng cân, bạn nên chọn các loại sữa chua có lượng calories vừa đủ. Thêm vào đó, hàm lượng protein và các vitamin khoáng chất cao, ít chất béo để đảm bảo tăng cân một cách có kiểm soát nhất. Vậy nếu ăn sữa chua nhiều có tốt không?
Ăn sữa chua có béo hay không sẽ phụ thuộc vào lượng sữa chua mà bạn hấp thụ
6. Ăn sữa chua nhiều có tốt không?
Ăn sữa chua nhiều không tốt. Tuy có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bạn không nên lạm dụng loại thực phẩm này quá liều lượng trong ngày. Mỗi ngày bạn chỉ nên ăn 2 hộp sữa chua và sau bữa ăn chính từ 1-2h. Nếu ăn quá nhiều, bạn có thể sẽ đối mặt với tình trạng béo phì, đầy bụng, dị ứng, …
Dù là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, sữa chua chỉ phát huy tối đa công dụng của mình khi được sử dụng đúng cách. Vậy làm thế nào để ăn sữa chua đúng cách nhất?
Ăn sữa chua nhiều sẽ khiến bạn béo phì
7. Gợi ý cách ăn sữa chua hiệu quả
Tùy thuộc vào nhu cầu muốn tăng cân hay giảm cân mà bạn sẽ có các phương pháp sử dụng sữa chua khác nhau.
7.1 Cách ăn sữa chua tăng cân
Để tăng cân nhanh chóng, bạn cần ăn sữa chua hàng ngày để đạt được hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn cần lựa chọn các loại sữa chua giàu dưỡng chất hơn, ví dụ:
- Sữa chua có đường: Đây là dạng sữa chua được thêm đường vào trong quá trình sản xuất để tạo vị ngọt, làm tăng chỉ số carbohydrate có trong sản phẩm. Do đó, khi dùng sữa chua có đường, cơ thể của bạn sẽ được cung cấp một nguồn năng lượng dồi dào, góp phần hỗ trợ quá trình trao đổi chất và hấp thụ chất dinh dưỡng bên trong.
- Sữa chua nguyên kem: Đây là dạng sữa chua không trải qua quá trình tách kem trong sản xuất. Do đó, loại sữa chua này vẫn giữ nguyên hàm lượng chất dinh dưỡng và giàu protein, chất béo. Sữa chua nguyên kem cung cấp cho bạn một lượng calories vừa đủ để cải thiện số cân nặng của cơ thể.
Sữa chua có đường và sữa chua nguyên kem giúp tăng cân hiệu quả
7.2 Cách ăn sữa chua giảm cân
Khác với nhu cầu tăng cân, những người muốn ăn sữa chua giảm cân cần phải “nghiêm ngặt” hơn trong việc lựa chọn yogurt. Đây phải là những loại sữa chua ít năng lượng nhưng vẫn đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nếu muốn giảm cân, bạn có thể tham khảo các loại sữa chua sau:
-
- Sữa chua ít đường hoặc không đường: Đây là những loại sữa chua có lượng calories thấp, vị ít ngọt hoặc không ngọt. Thành phần dinh dưỡng của chúng vẫn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết với hàm lượng phù hợp. Do đó, khi sử dụng, loại sữa chua này vẫn đáp ứng tốt nhu cầu dinh dưỡng nhưng vẫn giúp bạn giữ dáng.
- Sữa chua ít béo: Sữa chua tách béo hoặc ít béo sẽ giảm đi phần nào lượng kem có trong sữa nguyên liệu. Do đó, khi sử dụng sản phẩm này, bạn sẽ không hấp thụ quá nhiều chất béo, từ đó giúp cho việc giảm cân trở nên hiệu quả.
- Sữa chua giàu protein: Lượng protein dồi dào có thể khiến bạn cảm thấy no lâu hơn, từ đó giảm đi cảm giác thèm ăn và hỗ trợ cho việc giảm cân tuyệt vời. Bên cạnh đó, nạp protein vào giúp xây dựng cơ bắp và đốt cháy mỡ thừa hiệu quả.
Với mỗi nhu cầu khác nhau, bạn phải lựa chọn các dòng sữa chua với các đặc tính riêng biệt. Để có thể đạt được mục đích nhanh chóng, bạn cũng cần phải đảm bảo những lưu ý khi sử dụng sữa chua.
Tham khảo bài viết: Giảm cân với thực đơn từ sữa chua hiệu quả
Chọn ăn những loại sữa chua ít năng lượng để hỗ trợ giảm cân
8. Những lưu ý khi ăn sữa chua
Sau đây là những lưu ý giúp bạn dùng sữa chua hiệu quả nhất.
8.1 Không nên ăn khi đói
Lúc đói, dạ dày của bạn tiết ra rất nhiều axit. Khi ăn sữa chua trong lúc đói có thể khiến lượng axit này tiêu diệt hết các vi khuẩn có lợi. Bên cạnh đó, tính axit của sữa chua có thể làm bào mòn niêm mạc dạ dày và tăng tiết axit, gây các vấn đề về đau bao tử, loét dạ dày, ợ chua, …
8.2 Ăn sữa chua buổi xế chiều
Thời điểm xế chiều thường là lúc cơ thể uể oải. Với một hộp sữa chua, bạn sẽ được tiếp thêm năng lượng và giúp cơ thể hấp thu tốt các chất dinh dưỡng. Các vitamin, khoáng chất hay Tyrosine có trong sữa chua sẽ giúp xoa dịu những áp lực, căng thẳng, thừ đó giúp tăng năng suất và hiệu quả làm việc một cách tối ưu.
8.3 Ăn sữa chua buổi tối
Buổi tối là thời điểm cơ thể có môi trường pH ổn định, rất phù hợp để các lợi khuẩn trong sữa chua hoạt động. Bên cạnh đó, nguồn protein và canxi dồi dào giúp xây dựng cơ bắp và xương khớp trong lúc bạn đang ngủ. Do đó, hãy sử dụng sữa chua vào ban đêm để hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng nhé!
Ăn sữa chua vào buổi tối giúp protein và canxi hoạt động tốt hơn
8.4 Không nên hâm nóng sữa chua
Nhiệt độ nóng khiến cho các lợi khuẩn trong sữa chua bị mất đi. Bên cạnh đó, các thành phần dinh dưỡng có trong yogurt cũng bị biến chất qua quá trình hâm nóng. Do đó, bạn tuyệt đối không nên hâm nóng sữa chua để thưởng thức hương vị trọn vẹn và hấp thụ đầy đủ dưỡng chất nhất nhé!
8.5 Ăn một lượng vừa đủ
Ăn nhiều sữa chua hoàn toàn không tốt cho sức khỏe. Mỗi ngày, bạn chỉ nên ăn một lượng yogurt vừa phải, phù hợp với thể trạng và nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Cụ thể, mỗi ngày, bạn nên ăn tầm 100g – 250g sữa chua , tương đương với 1-2 hộp mỗi ngày.
Những lưu ý quan trọng trên sẽ giúp bạn có thể tận dụng tối đa các lợi ích mà sữa chua mang lại cho cơ thể. Ngoài ra, mỗi loại sữa chua sẽ có những đặc tính khác nhau và những lợi ích riêng biệt. Do đó, bạn cần hiểu về từng loại để đưa ra lựa chọn mua phù hợp nhất.
Ăn nhiều sữa chua sẽ không tốt cho sức khỏe
9. Nên chọn loại sữa chua nào tốt nhất
Trên thị trường có muôn vàn loại sữa chua với sự đa dạng về mẫu mã, hương vị, quy cách đóng gói, … Nhưng nhìn chung, 4 nhóm sữa chua sau đây sẽ đáp ứng tốt về nhu cầu dinh dưỡng và đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
9.1 Sữa chua lên men tự nhiên
Sữa chua lên men tự nhiên là loại yogurt được tạo ra thông qua quá trình lên men tự nhiên từ sữa. Thông thường, người ta thường sử dụng chủng vi khuẩn L. bulgaricus và S. thermophilus để lên men sữa. Theo đó, các vi khuẩn này sẽ chuyển hóa đường lactose thành axit lactic tạo nên hương vị chua cho thành phẩm.
Sữa chua lên men tự nhiên giúp cân bằng hệ tiêu hóa, bảo vệ sức khỏe đường ruột. Với hàng tỷ vi khuẩn có lợi khuẩn có lợi sau quá trình lên men, sữa chua sẽ giúp ngăn ngừa các vấn đề chướng bụng, khó tiêu, tiêu chảy do vi khuẩn, ung thư đường ruột, … Ngoài ra, các lợi khuẩn này hỗ trợ tim mạch và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
Sữa chua lên men giúp cân bằng hệ tiêu hóa
9.2 Sữa chua Hy Lạp
Sữa chua Hy Lạp là thành phẩm sữa chua trải qua quá trình tách nước yogurt sau khi lên men. Loại sữa chua này có độ đặc cao hơn, chứa nhiều đạm hơn và ít đường hơn sữa chua thông thường. Với kết cấu đặc biệt này, sữa chua Hy Lạp thường được dùng để ăn kèm bánh mì, ngũ cốc hay làm kem.
Tham khảo bài viết: Sữa chua Hy Lạp bao nhiêu calo? Những điều cần biết
Ngoài việc cung cấp một lượng lớn lợi khuẩn probiotic, sữa chua Hy Lạp còn bổ sung cho cơ thể nhiều dưỡng chất quan trọng như canxi, kali, vitamin B12. Với đặc điểm giàu đạm ít đường, sữa chua Hy Lạp được sử dụng trong các chế độ ăn kiêng, giúp giảm cân nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dinh dưỡng.
Sữa chua Hy Lạp ít đường giúp giảm cân hiệu quả
9.3 Sữa chua truyền thống
Sữa chua truyền thống là loại sữa chua thành phẩm có được sau quá trình lên men bằng vi khuẩn. Khác với sữa chua Hy Lạp, sữa chua truyền thống sẽ không trải qua quá trình tách nước. Do đó, loại yogurt này vẫn giữ được độ sệt lỏng vốn có cùng với vị ngọt tự nhiên.
Với kết cấu sệt lỏng cùng hương vị ngọt, sữa chua truyền thông không gây ngán khi ăn quá nhiều và có thể dùng như món tráng miệng. Với thành phần dinh dưỡng có chứa đường, loại sữa chua này sẽ cung cấp nguồn năng lượng dồi dào, giúp tinh thần thoải mái và hỗ trợ tăng cân hiệu quả.
Tham khảo bài viết: Sữa chua có đường bao nhiêu calo? Ăn sữa chua có béo không?
Sữa chua truyền thống chứa đường, cung cấp nhiều năng lượng
9.4 Sữa chua nguyên chất
Sữa chua nguyên chất là loại sữa chua không thêm chất tạo ngọt, chất tạo mùi, màu hay hương liệu trong quá trình sản xuất. Loại sữa chua này vẫn giữ được độ tinh khiết và mùi vị vốn có của yogurt thông thường.
Sử dụng sữa chua nguyên chất giúp bạn cảm nhận rõ vị ngon của sữa chua. Bên cạnh đó, sản phẩm này có bảng thành phần hoàn toàn tự nhiên, lành tính và không gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng.
Sữa chua nguyên chất
Vừa rồi, Vinamilk đã giúp bạn giải đáp 1 hộp sữa chua không đường bao nhiêu calo và ăn sữa chua có béo không. Sữa chua không đường là thực phẩm ít calo và vẫn đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tùy thuộc vào cách bạn ăn sữa chua mà sẽ béo hoặc không.
Nếu bạn có nhu cầu mua sữa chua chất lượng cao, ghé thăm ngay new.vinamilk.com.vn hoặc đến các cửa hàng phân phối chính hãng của Vinamilk trên toàn quốc!
Câu hỏi thường gặp về sữa chua
Một hộp sữa chua vinamilk có đường bao nhiêu calo?
Một hộp sữa chua Vinamilk có đường trọng lượng 100g có khoảng 100 calo. Còn 100gr sữa chua có đường thông thường thì lượng calo cung cấp cho cơ thể cao hơn là khoảng 105 calo.
Sữa chua ít đường vinamilk bao nhiêu calo?
Sữa chua ít đường Vinamilk trọng lượng 100g có khoảng 87,2 calo. Nhìn chung, sữa chua ít đường cung cấp ít năng lượng hơn, chỉ khoảng 87 calo cho một hộp.
Ăn sữa chua có mập không?
Nếu bạn ăn nhiều sữa chua có đường, chất béo sẽ tích tụ lại trong cơ thể. Sau một thời gian có thể khiến bạn tăng cân. Tuy nhiên, nếu ăn sữa chua không đường với chế độ phù hợp sẽ giúp cơ thể bạn đốt cháy năng lượng và giảm cân hiệu quả.
Có nên ăn sữa chua khi đói không?
Lúc đói, lượng axit trong máu sẽ tăng cao từ đó khiến cơ thể dễ mắc các bệnh đường ruột và dạ dày. Do đó, chỉ nên ăn sữa chua sau bữa ăn khoảng 1 – 2 tiếng hoặc ăn vào buổi tối.
Xem thêm:
Cách làm sữa chua không đường đơn giản dễ làm tại nhà
Sữa chua không đường có tác dụng gì? Bật mí cho bạn những công dụng đặc biệt
Sữa chua hoa quả bao nhiêu calo? Ăn có bị béo không?
Sữa chua nếp cẩm bao nhiêu calo? Ăn sữa có bị béo không?
1 hộp sữa chua nha đam bao nhiêu calo? Ăn có béo không?
Sữa chua trân châu bao nhiêu calo? Ăn có béo không?
Nguồn: https://bida.edu.vn
Danh mục: Ẩm thực