Có rất nhiều bài thuốc có thể sử dụng để tận dụng hết tất cả các bộ phận của lá lốt, chẳng hạn như:
3.1. Điều trị đau bụng
Công dụng của cây lá lốt giúp cải thiện tình trạng đau bụng, bạn có thể lấy khoảng 20g lá lốt tươi và rửa thật sạch, sau đó cho vào nồi nấu với 300ml nước cho đến khi còn 100ml thì tắt bếp. Chia ra 2 phần và dùng hết trong ngày.
Bạn đang xem: Công dụng của cây lá lốt
3.2. Bệnh tổ đỉa
Để chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay, bạn có thể thực hiện bài thuốc từ cây lá lốt như sau:
- Lấy khoảng 30g lá lốt đem đi rửa sạch
- Giã nát phần lá vừa chuẩn bị rồi vắt lấy nước cốt uống hết trong ngày.
- Đối với phần bã thì cho khoảng 3 chén nước vào rồi nấu sôi lên, sau đó lấy nước lá lốt ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa trong khi bã thì đắp lên chỗ vết thương.
- Thực hiện 2 lần mỗi ngày, sau khoảng thời gian 1 tuần sẽ thấy cải thiện triệu chứng.
3.3. Trị đau nhức xương khớp khi trời lạnh
Xem thêm : Lá đu đủ có tác dụng gì?
Công dụng của cây lá lốt trong trị đau nhức xương khớp được áp dụng trong bài thuốc sau:
- Lấy khoảng 30g lá lốt tươi đem nấu cùng với 2 bát nước cho đến khi còn nửa bát thì tắt bếp
- Dùng để uống sau bữa tối. Duy trì liên tục, đều đặn trong khoảng 10 lần để thuyên giảm các dấu hiệu.
3.4. Chữa sưng đau ở đầu gối
- Chuẩn bị 20g lá lốt và 20g ngải cứu
- Đem rửa thật sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị rồi giã nát
- Tiếp tục chưng trên bếp với giấm rồi đắp lên vùng đầu gối bị sưng đau
- Áp dụng 10 ngày liên tục để cải thiện tình trạng bệnh.
3.5. Điều trị ra mồ hôi chân, tay nhiều
Điều trị ra mồ hôi chân, tay nhiều là một trong những câu trả lời cho câu hỏi: Ăn lá lốt có tác dụng gì?
- Đem 30g lá lốt thái nhỏ rồi đem sao vàng hạ thổ
- Sau đó cho vào nồi sắc cùng với 3 bát nước cho đến khi còn 1 bát thì tắt bếp
- Chia ra uống hết trong 2 lần, duy trì dùng liên tục và đều đặn 1 tuần rồi nghỉ khoảng 4 ngày và tiếp tục với chu kì 1 tuần tiếp theo.
Nguồn: https://bida.edu.vn
Danh mục: Ẩm thực