1. Hôi miệng xuất phát từ đâu?
Tình trạng hôi miệng xuất phát từ nguyên nhân, trong đó phổ biến nhất chính là vấn đề về khoang miệng. Ngoài ra, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác, bao gồm:
-
Thức ăn: Sự tồn tại của các mảnh vụn thức ăn ở xung quanh răng sau bữa ăn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, từ đó tạo ra mùi hôi khó chịu. Bên cạnh đó, thành phần có trong ớt, tỏi, hành cũng gây ra chứng hôi miệng bởi cơ chế lưu chuyển theo dòng máu, đi tới phổi và tác động lên hơi thở.
Bạn đang xem: Tin tức
-
Thuốc lá: Chất kích thích trong thuốc lá là nguyên nhân gây hạn chế sự tiết nước bọt, khiến các gai lưỡi phát triển quá mức, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn trú ngụ gây hôi miệng.
-
Vấn đề vệ sinh răng miệng chưa được chú trọng: Việc vệ sinh răng miệng thiếu khoa học sẽ khiến cho các mảnh thức ăn thừa còn bám vào răng, dần dần hình thành mảng bám. Các mảng này tích tụ lâu ngày sẽ gây kích thích nướu và là nguyên nhân dẫn đến bệnh nha chu.
Hơi thở có mùi bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, khiến bạn rất tự ti trong giao tiếp
Ngoài các nguyên nhân kể trên, hơi thở có mùi có thể còn xuất phát từ sự nhiễm khuẩn trong khoang miệng, các loại thuốc điều trị bệnh có thành phần chất làm hơi thở có mùi,…. Hoặc hôi miệng còn là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm như ung thư, rối loạn chuyển hóa,…
2. Top 4 cách nhận biết hơi thở có mùi
Hơi thở có mùi khó chịu để lại rất nhiều hệ lụy trong cuộc sống, là một trong những nguyên nhân khiến bạn cảm thấy tự ti, không dám thể hiện bản thân trước người khác, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Dưới đây là những cách nhận biết hơi thở có mùi nhanh chóng, hiệu quả nhất mà bạn nên thử.
Liếm cổ tay
Biện pháp kiểm tra hơi thở này được áp dụng khá phổ biến trong trường hợp khẩn cấp hay trong thế bí bạn không có bất cứ dụng cụ nào để kiểm tra. Liếm cổ tay được đánh giá là phương pháp nhận biết mùi hơi thở đơn giản, nhanh chóng nhưng cũng không kém phần hiệu quả. Hãy tìm cho mình một nơi kín đáo, thực hiện động tác liếm cổ tay, chờ trong vòng 5 phút để nước bọt ở cổ tay khô lại. Sau khoảng thời gian nói trên, hãy đưa tay lên ngửi, nếu không có mùi khó chịu thì chứng tỏ bạn không bị hôi miệng và ngược lại. Lưu ý rằng bạn không nên thực hiện thử nghiệm này để nhận biết hơi thở có mùi sau khi đã đánh răng, súc miệng hay sử dụng kẹo bạc hà, bởi kết quả nhận được sẽ không chính xác.
Có nhiều cách để nhận biết tình trạng hơi thở có mùi
Vuốt lưỡi
Một trong những biện pháp được khuyên dùng để kiểm tra tình trạng hơi thở có mùi hay không đó là vuốt lưỡi. Với cách nhận biết này, bạn hãy chuẩn bị một chiếc thìa hoặc một miếng gạt, đặt sâu vào trong miệng rồi tiến hành kéo từ từ dụng cụ đó từ trong lưỡi ra bên ngoài. Trường hợp kết quả nhận được là dụng cụ có mùi khó chịu thì có nghĩa là bạn mắc bệnh hôi miệng và ngược lại. Khi sử dụng phương pháp nhận biết này, bạn nên lưu ý rằng không đặt dụng cụ vào quá sâu bởi có thể gây nên tình trạng nôn trớ, khó chịu.
Ngửi trực tiếp hơi thở
Bạn có thể trực tiếp ngửi hơi thở của mình bằng cách sử dụng 2 bàn tay che miệng và mũi lại, khum 2 bàn tay sao cho nó tạo thành một vòng kín, không có khe hở để khí không thoát ra được. Tiến hành thở trực tiếp hơi ra ngoài và hít vào bằng mũi để xác định bản thân có bị hôi miệng hay không.
Ngoài dùng tay thì bạn cũng có thể sử dụng cốc hay túi ni lông để kiểm tra tình trạng hơi thở của mình.
Sử dụng biện pháp úp tay hết miệng và mũi để kiểm tra tình trạng mùi hơi thở cũng rất hiệu quả
Nhờ người khác kiểm tra hộ
Hãy nhờ người thân hay một người mà bạn có thể tin tưởng được để giúp mình kiểm tra tình trạng hơi thở có mùi hay không. Bạn hãy nói chuyện với mức độ tiếp xúc gần với người đó, sau đó yêu cầu họ nói chính xác hơi thở của mình có mùi hay không. Với cách này, bạn có thể nhận biết hơi thở có mùi hay không từ một người khác, kết quả nhận được sẽ có tính chính xác và khả quan hơn so với những biện pháp nêu trên.
3. Mẹo giúp hơi thở không có mùi khó chịu
Theo nhận định của các chuyên gia y tế, có hơn 80% người mắc hôi miệng xuất phát từ nguyên nhân vệ sinh răng miệng kém, thiếu khoa học hay chế độ ăn uống không lành mạnh. Do đó, để hơi thở không có mùi hôi, không gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như cơ hội thăng tiến của bạn hãy tuân thủ một số quy tắc dưới đây:
-
Xem thêm : Tin tức
Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Thực hiện vệ sinh răng miệng 2 lần mỗi ngày vào mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ để làm sạch các mảng bám thức ăn sót lại.
-
Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng: Song song với việc đánh răng sáng và tối thì việc sử dụng chỉ nha khoa cùng nước súc miệng hàng ngày cũng là điều rất cần thiết. Điều này sẽ giúp làm sạch thức ăn trong kẽ răng, nơi mà bàn chải đánh răng không xen vào được.
-
Vệ sinh lưỡi: Cùng với việc vệ sinh răng, đối với lưỡi bạn nên dùng bàn chải lông mềm hoặc dụng cụ cạo chuyên dùng để làm sạch triệt để. Hãy thực hiện cạo nhẹ nhàng từ trước ra sau để loại bỏ hết mảng bám.
-
Thực hiện khám sức khỏe răng miệng định kỳ: Hãy chủ động đến bác sĩ nha khoa để thăm khám răng miệng định kỳ, ít nhất 2 lần một năm. Điều này sẽ giúp bạn nhận định được tình trạng sức khỏe răng miệng cũng như có hướng điều trị kịp thời khi có vấn đề.
-
Uống nhiều nước: Hãy uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để miệng luôn được giữ ẩm và kích thích tuyến nước bọt hoạt động.
-
Hãy bỏ ngay thuốc lá từ hôm nay: Muốn đẩy lùi tình trạng hôi miệng, hãy chủ động bỏ thuốc lá, vừa đảm bảo sức khỏe không bị ảnh hưởng.
Hãy tuân thủ quy tắc đánh răng, súc miệng hàng ngày để hơi thở luôn được thơm tho
Trên đây là top 4 cách giúp nhận biết hơi thở có mùi cũng như các mẹo giúp giảm thiểu tình trạng hôi miệng mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Nếu có bất cứ vấn đề nào cần giải đáp liên quan đến răng miệng hay vấn đề sức khỏe khác, hãy liên hệ trực tiếp qua hotline 1900 56 56 56 để nhận được giải đáp từ đội ngũ bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Nguồn: https://bida.edu.vn
Danh mục: Ẩm thực