Theo như định nghĩa của các nhà khoa học, gia vị là những loại thực phẩm, hoặc các hợp chất hóa học có thể dùng để cho thêm vào các món ăn khi chế biến để kích đến vị giác, khứu giác và cả thị giác của người thưởng thức. Ngoài ra, sử dụng gia vị còn làm cho thức ăn ngon hơn, kích thích hệ tiêu hóa của người ăn. Có 4 nguồn gốc gia vị chủ yếu là: Gia vị có nguồn gốc thực vật, gia vị có nguồn gốc động vật, gia vị lên men vi sinh và các loại gia vị có nguồn gốc hữu cơ. Trong bài viết này, bạn đọc hãy cùng với maydonggoi.com.vn tìm hiểu chi tiết về các loại gia vị thực vật.
Tổng hợp các loại gia vị có nguồn gốc từ thực vật
Có rất nhiều loại gia vị có nguồn gốc từ thực vật đang được sử dụng để chế biến các món ăn hàng ngày. Bạn đọc có thể tham khảo chi tiết dưới đây:
Bạn đang xem: Tổng Hợp Các Loại Gia Vị Có Nguồn Gốc Thực Vật Được Sử Dụng Phổ Biến
Các loại gia vị từ lá
Ở dạng lá, có thể kể đến một số loại gia vị được dùng phổ biến như: Các loại rau thơm, hành, hẹ, húng quế, rau răm, ngò, cần, tía tô, đinh lăng, tàu mùi, hương thảo, lá chanh…
Tất cả những loại lá dùng là gia vị kể trên đều có một hương vị riêng rất khác biệt. Khi được kết hợp khéo léo vào các món ăn sẽ giúp cho món ăn trở nên đậm đà, hấp dẫn và lôi cuốn hơn khi thưởng thức.
Ngoài việc tăng hương vị cho món ăn, một số loại trong những loại gia vị này có những tác dụng tốt cho sức khỏe, hệ tiêu hóa của người ăn khi được sử dụng đúng cách.
Tìm hiểu thêm về: Thiết bị dùng để đóng gói các loại gia vị
Các loại gia vị có nguồn gốc thực vật ở dạng hạt
Xem thêm : Ăn mì tôm có béo không? 1 gói mì bao nhiêu calo?
Một số loại gia vị có nguồn gốc thực vật và dạng hạt được dùng phổ biến như: Hạt tiêu, hạt cà ri, hạt mắc khén hạt hạt dổi, hạt bạch đậu khấu…
Những loại hạt này được dùng được dùng rất nhiều trong quá trình chế biến món ăn.
- Hạt tiêu: Hạt tiêu là loại hạt có vị cay nồng, mùi thơm và tính ấm. Đây là loại gia vị được dùng trong hầu hết tất cả các món ăn được chế biến hàng ngày của người Việt.
- Hạt mắc khén: Hạt mắc khén có mùi thơm đến từ lượng tinh dầu trong hạt. Đây là một trong những loại gia vị được dùng trong mọi món ăn của người dân vùng núi Tây Bắc. Đây cũng chính là loại gia vị tạo nên sự đặc biệt cho ẩm thực vùng đất này.
- Hạt dổi: Cũng tương tự với hạt mắc khén, hạt dổi cũng là loại gia vị đặc trưng của vùng Tây Bắc, được dùng nhiều vào việc tẩm ướp các món ăn để tăng hương vị cho món ăn khi chế biến.
Các loại gia vị có nguồn gốc thực vật ở dạng củ
Các loại gia vị có nguồn gốc thực vật ở dạng củ gồm có: Củ gừng. củ riềng, củ tỏi, củ hành, củ kiệu,…Tất cả những loại củ này đều là các loại gia vị được sử dụng để chế biến thức ăn mỗi ngày.
Đối với củ hành, củ tỏi hay củ kiệu, khi chế biến thường được băm hoặc giã nhuyễn sau đó phi thơm lên để tạo mùi cho món ăn.Gừng và riềng là hai loại củ thường được dùng nhiều để tẩm ướp món ăn. Ngoài ra, củ riềng và củ gừng đều có tính ấm, vị cay nồng nên sẽ làm cho món ăn thêm hấp dẫn. Củ gừng còn được kết hợp với các loại thực phẩm có tính hàn để trung hòa cho hệ tiêu hóa, hạn chế đau bụng, đặc biệt là khi ăn các món hải sản.
Các loại gia vị thảo mộc
Gia vị thảo mộc thường là các loại rễ cây, thân cây như: Quế, cam thảo, đinh hương, hương thảo, hạt hồi,… đây là một số loại gia vị thảo mộc được dùng phổ biến nhất ở nước ta.
Mỗi loại thảo mộc đều có một hương vị đặc trưng riêng nên khi kết hợp lại với các món ăn sẽ làm cho món ăn trở nên thơm ngon và hấp dẫn hơn khi thưởng thức.
Xem thêm : Luộc trứng vịt lộn bao nhiêu phút để có món ngon đúng chuẩn?
Ngoài chế biến món ăn, quế và cam thảo còn được dùng rất nhiều trong pha chế các loại đồ uống nhằm tăng thêm hương vị và tạo điểm nhấn cho thức uống.
Các loại gia vị có nguồn gốc thực vật ở dạng quả
Gia vị ở dạng quả có rất nhiều loại được dùng phổ biến như: Ớt, me, khế, chanh, tắc, sấu,…
Quả ớt: Ớt có vị cay nồng, thường được thêm vào các món ăn để kích thích vị giác và giúp cho món ăn thêm đậm đà, hấp dẫn hơn.
Quả chanh, sấu, tắc khế… là các loại quả có vị chua. Người ta thường dùng các loại quả này để nấu canh hoặc làm các món gỏi. Vị chua của các loại quả này sẽ làm cho món ăn trở nên thơm ngon hấp dẫn hơn khi thưởng thức.
Một số loại gia vị có nguồn gốc thực vật ở dạng nước
Đối với các loại gia vị nguồn gốc từ thực vật và ở dạng nước, ta có thể kể đến một số loại phổ biến như: Nước cốt dừa hay nước đường thốt nốt.
- Nước cốt dừa: Nước cốt dừa là một trong những nguyên liệu quan trọng không thể thiếu khi chế biến món ăn, đặc biệt là khu vực miền Tây Nam Bộ. Nước cốt dừa có vị béo, ngọt thanh, khi dùng để chế biến món ăn sẽ tạo ra những món ăn thơm ngon, hấp dẫn.
- Nước đường thốt nốt: Nước đường thốt nốt thu hoạch được từ ngọn của các dây thốt nốt. Nước đường thốt nốt ngọt thanh, không gắt nên được dùng rất nhiều trong chế biến món ăn để tăng thêm hương vị.
Trên đây là một số loại gia vị có nguồn gốc thực vật Cơ Khí Anpha vừa tham khảo và tổng hợp được. Mong rằng những thông tin chia sẻ này sẽ có ích với bạn đọc, giúp bạn hiểu thêm về các loại gia vị có nguồn gốc từ thực vật được sử dụng phổ biến hiện nay.
Nguồn: https://bida.edu.vn
Danh mục: Ẩm thực