Về vùng đất võ Bình Định, bạn không chỉ có dịp check-in qua những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn có cơ hội khám phá thế giới ẩm thực đầy hấp dẫn nơi đây. Cùng iVIVU điểm qua top 12 món đặc sản Bình Định ngon trứ danh, để lại dư vị khó quên cho thực khách.
Top 12 món đặc sản Bình Định ngon trứ danh phải thử một lần
1. Mắm nhum Mỹ An
Bạn đang xem: Top 12 món đặc sản Bình Định ngon trứ danh phải thử một lần
Mỹ An là một xã nhỏ nằm ở huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Nơi đây nổi tiếng với đặc sản mắm nhum Mỹ An. Nhum có nhiều loại, nhưng để muối mắm phải là nhum ta màu đen. Để làm mắm, người ta cho thịt nhum vào chum sành, rắc một ít muối hạt lên trên, rồi đem vùi vào bếp tro hoặc “giang” ngoài nắng từ 10 đến 15 ngày. Khi mắm nhum chín, sẽ có độ nhuyễn tan, sền sệt, màu đỏ đục. Mắm nhum thường được dùng để chấm khi ăn kèm bánh tráng cuốn bún tươi, thịt heo ba chỉ và rau sống. Nếu có dịp ghé vùng đất võ, đừng bỏ qua món đặc sản Bình Định này trong danh sách quà tặng sau mỗi chuyến đi.
2. Bánh xèo tôm nhảy Mỹ Cang
Bánh xèo tôm nhảy từ lâu đã trở thành món ăn mang hương vị rất riêng của vùng đất Bình Định. Bánh xèo được người dân địa phương sử dụng những con tôm đất nhỏ, có màu đỏ đẹp mắt và thịt săn chắc để làm bánh. Bánh xèo khi chín có màu vàng ươm, phía trên là nhiều con tôm chín nổi lên trên mặt bánh trông hấp dẫn. Người dân nơi đây thường ăn kèm bánh xèo với bánh tráng gạo, cuốn với rau sống, một ít xoài và dưa leo xắt mỏng, sau đó chấm vào chén nước mắm được giã đầy đủ ớt, tỏi, chanh, đường.
3. Mực ngào
Mực ngào là đặc sản Bình Định nổi tiếng với hương vị đặc biệt, có màu đỏ au trông vô cùng hấp dẫn. Mực ngào tỏi ớt được bán ở hầu hết các quán hàng ven biển hoặc trong thành phố, nên bạn dễ dàng mua được. Để làm món mực ngào, khô mực sau khi nướng sẽ tẩm các loại gia vị như mạch nha, ớt xào, tỏi… cho ngấm đều. Món ăn với đủ vị cay, mặn, ngọt mang đậm hương vị của vùng biển Quy Nhơn. Bạn có thể mua mực ngào về làm quà biếu hay làm mồi nhậu.
4. Bánh ít lá gai
Bánh ít lá gai là món bánh truyền thống của người dân Bình Định. Bánh có hình nón, đáy vuông, có quy trình làm rất công phu. Bánh được gói bằng lá chuối tơ. Lá để làm bánh là loại lá gai được tuyển chọn, sau đó đem phơi khô, nấu nhừ với mật mía. Khi hỗn hợp được nấu đặc và nhuyễn thì cho bột nếp vào khuấy đều. Tiếp đến, người làm bánh mang phần bột vừa nấu đi giã để bột gạo, lá gai và mật hòa quyện với nhau. Nhân để làm bánh gồm có đậu xanh, dầu chuối, sợi dừa hoặc có thể dùng dừa khô. Bên cạnh đó, nếu là bánh lá gai mặn thì có thêm thịt mỡ, đậu phộng vào trong nhân.
5. Tré
Xem thêm : Đông trùng hạ thảo có tác dụng gì
Tré Bình Định là một trong những món ăn vặt và là mồi nhậu không thể thiếu của người dân bản địa khi nhâm nhi cùng với rượu bầu đá. Tré được bọc trong hình hài trông như những chiếc “cán chổi” nhỏ xíu. Nguyên liệu để làm nên món tré ngon nức tiếng bao gồm thịt tai heo, thịt đầu heo, thịt ba chỉ cùng với gia vị mè, thính, riềng, ớt, lá ổi non và tỏi. Món tré có hương vị mặn, ngọt, béo, chua, cay và chát.
6. Bánh tráng nước dừa Tam Quan
Bánh tráng nước dừa là đặc sản nổi tiếng có “1-0-2” của vùng đất Bình Định. Bánh có nguồn gốc từ thị trấn nhỏ Tam Quan (huyện Hoài Nhơn). Tam Quan là xứ dừa nổi tiếng với những món ăn ngon được chế biến từ trái dừa. Nguyên liệu chính để làm bánh là bột sắn (củ mì), cơm dừa sợi, nước cốt dừa, mè trắng, muối hột, hành tím, tiêu hạt. Quá trình làm bánh đòi hỏi sự tinh tế, cẩn thận và kinh nghiệm lâu năm của người làm bánh.
Bánh tráng dừa chỉ nướng để ăn và có thể dùng kèm với nhiều món ăn khác. Khi ăn bánh, bạn sẽ cảm nhận được vị béo và thơm của dừa sợi, nước cốt dừa lẫn vào bột bánh, mùi thơm lừng đặc trưng của hành tím, mè rang và tiêu đen.
7. Bún song thằn
Bún song thằn có cái tên độc lạ được chế biến từ bột đậu xanh. Sở dĩ có tên gọi “song thằn” vì khi làm bún, người ta thường bắt dây bún thành từng đôi một. Quy trình làm ra những sợi bún đòi hỏi sự khéo léo và kinh nghiệm lâu năm trong nghề của người thợ. Vì được làm hoàn toàn từ đậu xanh nên hương vị của sợi bún này không những đặc biệt thơm ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng cao. Bún song thằn có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như ăn kèm với các loại nước dùng nấu từ thịt bò, thịt heo, tôm hay làm thành món bún xào.
8. Gié bò Tây Sơn
Gié bò là món ăn của đồng bào Ba Na ở Tây Sơn Thượng Đạo (nay là thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai). Qua quá trình tiếp xúc, nhiều người đồng bằng thấy món ăn này hợp khẩu vị nên đã phát triển trong cộng đồng người Kinh ở vùng đất Tây Sơn – Bình Định. Gié bò là món ăn được chế biến chủ yếu từ ruột non của bò. Khi mổ bò, người ta chọn khúc ruột non ngon nhất, còn tươi, bên trong ruột còn chất nhầy trong xanh có vị đắng và hôi nên gọi là gié. Xổ phần gié trong ruột non ra, ruột để riêng. Sau đó, ướp muối, tiêu, hành, tỏi băm nhỏ vào gié trong 10 phút cho thấm. Sau đó đun nóng dầu, phi hành thơm, cho gié đã ướp vào xào cho chín. Đổ nước dừa tươi vào nấu sôi khoảng 15 phút, vớt kỹ bọt, để nguội lấy nước trong.
Lấy các đoạn ruột non, gan bò cắt miếng nhỏ ướp với hành, tỏi, muối, tiêu rồi xào. Phi nóng dầu, xào cho gan và ruột dậy mùi thơm rồi để nguội. Phần huyết bò khi mới cắt tiết đem luộc chín và cũng được cắt cỡ miếng gan. Tất cả các nguyên liệu trên được cho vào nồi nấu chung với nước gié. Để khử vị đắng, mùi hăng của gié khi nấu cần phải bỏ thêm sả, gừng, lá giang rừng và ớt chín để bão hoà vị chua cay.
9. Nem Chợ Huyện
Nem Chợ Huyện có vị ngon rất riêng và độc đáo. Nem ngon là nhờ vào cách chế biến công phu. Nguyên liệu chính để làm nem chủ yếu là thịt heo. Khi ăn, lột bỏ hai cuộn lá chuối bên ngoài, rồi đến lớp lá ổi bên trong, sẽ thấy ruột nem hồng hồng hiện ra. Cắn một miếng, bạn sẽ cảm nhận ngay vị dai dai, sần sật, chua chua, giòn giòn, vị ngọt thanh của miếng nem. Có thể nướng nem tươi bằng than, sau đó ăn kèm với rau mùi, tía tô, rau răm, chuối, khế xắt nhỏ, dưa leo, nước chấm (hoặc xì dầu) và vài múi tỏi, trái ớt. Nem Chợ Huyện ngon nhất vẫn là cuốn với bánh tráng cùng vài cuốn chả ram (chả giò) và rau sống.
Xem thêm : Bật mí mực xào với gì để ăn ngon, không tanh
10. Chả cá Quy Nhơn
Chả cá Quy Nhơn được làm từ những con cá thu mập mạp, có thịt ngọt và đầy đủ dưỡng chất. Hỗn hợp thịt cá được cho vào một ít hành lá, thì là bằm nhuyễn để tạo nên vị thơm cho món chả. Công đoạn làm chả hết sức công phu, đòi hỏi người thợ phải khéo léo và nhanh tay. Bánh chả làm xong được chiên hoặc hấp tùy theo sở thích. Đặc biệt, chả cá ngon là nguyên liệu cho món bún chả cá nổi tiếng của đất Quy Nhơn. Một sự kết hợp hài hòa giữa chả cá, sợi bún, nước lèo và nước chấm.
11. Gỏi cá chình
Món gỏi cá chình ở Bình Định được xếp vào loại nổi tiếng nhất nước. Cá chình sống nhiều ở đầm nươc lợ Trà Ô của huyện Phù Mỹ, cách thành phố Quy Nhơn về hướng Bắc khoảng 40km. Cá chình có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, nhưng người dân nơi đây khoái khẩu nhất với mói gỏi cá chình.
Sau khi mua cá chình tươi sống mang về, người ta đem nhúng cá vào nước sôi, lấy dao nạo hết lớp bùn nhớt bám ngoài da cá, sau đó lấy dao thật bén bóc lấy từng thớ thịt. Thịt cá chình bóc xong, người ta đem ngâm vào nước phèn chua khoảng độ mười lăm phút, sau đó vớt ra rổ để cho khô ráo. Tiếp theo là vắt nước chanh tươi vào cho cá tái, rồi cho nước mắm ngon, đậu phụng rang giòn đã giã dập, chuối chát xắt mỏng, bột ngọt, ớt, đặc biệt không thể thiếu rau thơm các loại bỏ vào trộn thật đều cho đến lúc thấy vừa ý là được. Ăn kèm với gỏi cá chình là bánh tráng nướng và nước mắm giã gừng.
12. Bánh hồng Tam Quan
Bánh hồng có màu trắng đục của nếp và đường. Người ta cho thêm màu thực phẩm để bánh có màu hồng hoặc xanh. Bánh chỉ bảo quản được khoảng 5 ngày nên không được bán rộng rãi. Bánh hồng được làm từ gạo nếp ngự có tiếng thơm và dẻo. Bánh không quá ngọt, lại có độ dẻo, dai dai, sần sật của dừa cũng như dậy thơm mùi nếp. Bánh hồng thích hợp để thưởng thức cùng trà nóng. Nếu có dịp đi ngang xứ Nẫu, đặc biệt là Tam Quan, bạn hãy nhớ mua bánh hồng mang về làm quà cho người thân và bạn bè.
Theo iVIVU.com
Xem thêm bài viết:
Ngôi chùa hơn 300 tuổi ở Bình Định
Bức họa đồng quê Bình Định
5 bãi biển tuyệt đẹp thu hút tín đồ du lịch tại Bình Định
Nguồn: https://bida.edu.vn
Danh mục: Sức khỏe