1. Những loại dưỡng chất thiết yếu cần bổ sung trong 3 tháng đầu mang thai
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu có ảnh hưởng trực tiếp trong sự phát triển của thai nhi. Điều này là một trong những vấn đề rất khó của mỗi bà mẹ, đặc biệt là những chị em lần đầu mang thai. Vậy, trong những tháng đầu của thai kỳ, sản phụ phải bổ sung những dưỡng chất quan trọng, thiết yếu nào? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây:
- Gợi ý 30 đặc sản Quy Nhơn nổi tiếng nhất nên thưởng thức & mua về làm quà
- Bật mí 5 công dụng bất ngờ của quả mận Hà Nội
- Trứng vịt lộn bao nhiêu calo? Ăn trứng vịt lộn có tốt không?
- Đặc sản Phú Yên: 19 món ăn & đặc sản làm quà nổi tiếng nhất xứ Nẫu
- 1 bát cơm bao nhiêu calo? Bí quyết ăn cơm không lo béo
Dưỡng chất đầu tiên mà các mẹ phải bổ sung là protein. Với một người bình thường protein đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển, duy trì sức khỏe. Với những người mang thai thời kì đầu, vai trò của protein đóng vai trò tiên quyết nhất đối với sự phát triển của thai nhi. Protein là dưỡng chất giúp cho bé phát triển bình thường, nhất là trong sự phát triển của các tế bào thần kinh. Mỗi ngày mẹ cần nạp 70-80g protein vào cơ thể cho cả mẹ và bé.
Bạn đang xem: Tin tức
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu khuyến khích sử dụng thực phẩm giàu protein
Các loại Vitamin cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với thai nhi. Các bác sĩ khuyên rằng, mỗi ngày mẹ phải nạp 800mcg Vitamin A, 10 – 15mg Vitamin E và 70 – 90mg Vitamin C mới đủ cho sự phát triển của bé.
Để quá trình hình thành các loại xương, răng diễn ra bình thường, mẹ phải tăng cường canxi trong mỗi bữa ăn. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, các mẹ hãy bổ sung 300mg/ ngày để con có bộ xương vững chắc.
Tiếp đến là yếu tố Sắt trong cơ thể. Yếu tố này không chỉ cần thiết cho thai phụ 3 hàng đầu mà nó rất cần thiết cho cả quá trình mang thai. Mỗi ngày, chị em nên nạp khoảng 30mg vào cơ thể để bé hấp thụ.
Mẹ bầu nên bổ sung sắt để phòng ngừa bệnh còi xương cho bé
Loại dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của não và mắt của bé là DHA. Với loại dưỡng chất này, chị em nên bổ sung 200g mỗi ngày trong 3 tháng đầu mang thai.
Iot là một dưỡng chất thật sự cần thiết và quan trọng. Hậu quả do thiếu Iot mang lại rất nghiêm trọng đối với sự tồn tại của thai nhi. Do đó, mẹ hãy tăng cường hàm lượng Iot trong bữa ăn.
Ngoài ra, thai phụ nên bổ sung thêm một số dưỡng chất tốt cho sự phát triển của não, tế bào thần kinh của con như: Cholin, Axit Folic,…
2. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ qua từng tháng
Xem thêm : Bánh bao bao nhiêu calo? Cách ăn bánh bao không sợ béo
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu được xây dựng trên cơ sở các dưỡng chất thiết yếu cần bổ sung của thời kỳ mang thai đầu tiên. Nhìn chung, trong cả 3 tháng này, mẹ bầu sẽ có thực đơn hàng ngày khá giống nhau. Tuy nhiên, do đặc điểm từng tháng của thai nhi khác nhau nên bữa ăn của mẹ cũng có sự điều chỉnh nho nhỏ.
2.1. Tháng đầu tiên
Ở tháng thứ nhất của thai kỳ, mẹ sẽ có những biểu hiện khác thường so với bình thường. Sự bất thường này do hàm lượng hormone nội tiết tố tăng cao. Sản phụ thường xuất hiện các triệu chứng thai nghén như: Buồn nôn, ăn nhiều, bụng có cảm giác khó chịu,… Để cải thiện tình trạng ốm nghén và đảm bảo sự phát triển của con, các chị em cần bổ sung các loại thực phẩm như:
-
Những loại giàu protein như các loại cá, thịt, và tinh bột. Ngoài ra, các mẹ nên bổ sung thêm sữa vào các buổi sáng và tối trước khi đi ngủ để bổ sung canxi, chống bệnh còi xương, loãng xương cho bé.
Thai phụ nên ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều canxi trong 3 tháng đầu
-
Thường xuyên bổ sung sắt trong khẩu phần ăn của mẹ. Sắt có tác dụng bổ sung, thúc đẩy quá trình sản sinh máu, hạn chế tình trạng thiếu máu. Sắt thường có nhiều trong thịt bò và thịt lợn nạc. Thai phụ nên bổ sung các loại thịt đỏ này trong thực đơn hàng ngày.
-
Trong tháng đầu của thai kỳ, bà bầu nên ăn nhiều loại rau xanh, hạt ngũ cốc như: Măng tây, các loại đậu,…
2.2. Tháng thứ 2
Trong tháng này, các mẹ nên quan tâm đến chất lượng bữa ăn bằng việc làm phong phú thực đơn trong bữa ăn hơn:
-
Tiếp tục bổ sung Sắt và axit folic bằng việc ăn nhiều thịt bò, thịt lợn nạc, bông súp lơ, quả bơ, đậu bắp, măng tây,…
-
Các loại thực phẩm như: Hạt óc chó, bánh mì, các loại rau xanh, sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa, trứng, thịt các loại cũng cần tăng cường trong thực đơn mỗi ngày cho thai phụ.
-
Các mẹ cũng đừng quên uống nhiều nước mỗi ngày nhé!
2.3. Tháng cuối cùng của giai đoạn đầu mang thai
Trong tháng thứ ba của thai kỳ, tình trạng ốm nghén của thai sản đã giảm đáng kể. Vì thế, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu cũng được phong phú hơn, thể hiện:
-
Xem thêm : Hướng dẫn uống sắn dây đúng cách
Các mẹ nên ăn nhiều rau, củ quả hơn trong tháng này. Một số loại rau bác sĩ khuyên dùng như: Bí đỏ, Cà rốt, bông cải xanh, cải chíp, cải bó xôi, măng tây, ngô ngọt, khoai tây, khoai lang,…
-
Thai phụ cũng nên uống nhiều nước hơn mỗi ngày. Các mẹ có thể sử dụng các loại nước ép sinh tố như: Nước táo ép, cam vắt, sinh tố bơ,…
-
Uống thêm sữa mỗi ngày.
-
Mẹ có thể bổ sung thêm các loại vitamin bằng một số loại thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ.
3. Các loại thực phẩm mẹ bầu không nên ăn khi mang thai 3 tháng đầu
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu rất quan trọng và phải được thực hiện nghiêm túc. Do đó, các chị em hãy lưu ý một số loại thức ăn không nên sử dụng trong thời kỳ này để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.
-
Các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh như: Gà rán, pizza, khoai tây chiên,… Các loại đồ ăn đóng hộp. Những loại này sẽ làm mẹ tăng cân nhanh chóng đồng thời cũng là nguyên nhân làm tăng huyết áp.
Đồ ăn nhanh là một trong những loại thực phẩm không nên ăn khi mang thai
- Các loại gan động vật: Trong gan động vật chứa rất nhiều Vitamin A, tuy nhiên hàm lượng này quá lớn gây mất an toàn cho cả mẹ và bé. Ngoài ra gan cũng chứa nhiều cholesterol, nguyên nhân gây ra các bệnh lý liên quan đến tim mạch, huyết áp.
- Các loại thực phẩm chế biến sẵn như: Xúc xích, thịt hun khói, lạp xưởng, dăm bông, nem chua,… Những loại thực phẩm này có chứa nhiều loại vi khuẩn có hại, mặc dù được làm từ nguyên liệu tươi nhưng chúng có khả năng gây ngộ độc thực phẩm cao. Nếu thực sự muốn ăn những loại thức ăn này, bạn phải đảm bảo nấu chín kỹ trước khi sử dụng.
-
Một số loại rau như: Rau răm, rau ngải cứu, rau ngót, hay rau sam. Mặc dù, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu rất khuyến khích ăn nhiều rau xanh. Tuy nhiên, không phải loại ra nào cũng có lợi cho mẹ và bé. Ví dụ như rau sam sẽ làm co cơ trơn ở tử cung, có thể dẫn đến sảy thai. Rau ngót chứa nhiều Papaverin. Ăn nhiều loại rau này mẹ có nguy cơ bị co thắt tử cung, tỷ lệ sảy thai cao. Đặc biệt rau ngải cứu có nhiều công dụng như: diều hòa khí huyết, an thai, được sử dụng như một loại thuốc nam. Tuy nhiên nếu sử dụng ngải cứu quá nhiều cũng có sự nguy hiểm đến sự an toàn của thai nhi.
-
Các loại quả bà bầu không nên sử dụng bao gồm: Đu đủ xanh và quả nhãn. Ăn nhiều những quả này mẹ sẽ bị co thắt tử cung, nóng trong, táo bón,… Thậm chí, đã có rất nhiều trường hợp bị dọa sảy thai, sảy thai, sinh non vì ăn quá nhiều đu đủ xanh và quả nhãn.
-
Các loại đồ uống nên tránh: Bao gồm các loại đồ uống chứa chất kích thích, chứa cồn như; Rượu, bia,… Các loại đồ uống có gas, chứa nhiều đường. Đặc biêt, bà bầu nên tránh xa việc sử dụng sữa tươi chưa tiệt trùng.
-
Một lưu ý rất quan trọng trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Đó là các mẹ phải thực hiện nghiêm túc việc ăn chín, uống sôi. Làm như vậy để hạn chế quá trình xâm nhập các loại vi khuẩn có hại vào thai phụ và đứa bé trong bụng.
Như vậy, việc thực hiện chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu khá là dễ dàng. Chỉ cần các chị em lưu ý thành phần của một số loại thực phẩm thì đã có được thực đơn dinh dưỡng cho bản thân và con. Mặc dù thời kỳ đầu mang thai sẽ gặp một số khó khăn nhưng vì sự phát triển của con, mẹ hãy cố gắng thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ. Chúc bạn và em bé luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.
Nguồn: https://bida.edu.vn
Danh mục: Sức khỏe