Chắc hẳn ai trong chúng ta đều sẽ không cảm thấy xa lạ khi nghe về táo đỏ. Đây là loại quả chứa rất nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Nhưng để hiểu rõ hơn về tác dụng của táo đỏ là gì? Mời các bạn cùng nhau tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây.
- Tổng Hợp Các Loại Gia Vị Có Nguồn Gốc Thực Vật Được Sử Dụng Phổ Biến
- Nước gạo Hàn Quốc có công dụng gì? Uống như thế nào cho tốt
- Dưa leo (dưa chuột) bao nhiêu calo? Ăn dưa leo có giảm cân không?
- Luộc trứng vịt lộn bao nhiêu phút để có món ngon đúng chuẩn?
- 1 ổ bánh mì bao nhiêu calo? Ăn bánh mì có tăng cân không?
Táo đỏ thường được lựa chọn là nguyên liệu để chế biến các món ăn bồi bổ sức khỏe như hầm sâm, hầm thuốc bắc, gà tần,…
Giá trị dinh dưỡng trong táo đỏ
Chúng ta thường biết đến táo đỏ là một loại quả thường được sấy khô với tên gọi quen thuộc là táo tàu. Đây là loại táo được trồng khá phổ biến không chỉ ở Trung Quốc mà còn cả Việt Nam.
Táo đỏ thường được lựa chọn là nguyên liệu dùng để chế biến các món ăn bồi bổ sức khỏe như hầm sâm, hầm thuốc bắc, gà tần,… Hơn nữa, chúng còn được kết hợp chung với một số nguyên liệu khác như kỷ tử để làm ra các loại trà thanh nhiệt như trà táo đỏ kỷ tử, trà táo đỏ hoa cúc, trà dưỡng nhan….
Trong quả táo chứa ít calo nhưng giàu chất xơ, khoáng chất và vitamin. Một khẩu phần táo tàu thô nặng 100 gram (bằng khoảng 3 quả) gồm có:
-
Lượng calo: 79
-
Chất đạm: 1 gram
-
Chất béo: 0 gram
-
Carb: 20 gram
-
Chất xơ: 10 gram
-
Vitamin C: 77% hàm lượng cần thiết hàng ngày.
-
Kali: 5% hàm lượng cần thiết hàng ngày.
Hơn nữa, trong táo đỏ có chứa một số khoáng chất như: canxi, photpho, magie cùng một lượng vitamin B phức hợp nhất định tốt cho sức khoẻ.
Tác dụng của táo đỏ đối với sức khỏe
Là một loại quả thơm ngon, chứa nhiều thành phần dưỡng chất nên táo đỏ mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khoẻ như:
Hỗ trợ điều trị mất ngủ
Táo đỏ thường được dùng nhiều trong các bài thuốc trị chứng mất ngủ trong đông y. Từ các nghiên cứu khoa học hiện đại, cũng đã chứng minh các chất phenolic và flavonoid của táo đỏ có thể làm dịu thần kinh. Cho nên chúng có tác dụng như một loại thuốc giúp an thần tự nhiên. Do đó khi ăn táo đỏ sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn.
Xem thêm: 10 cách giúp ngủ nhanh và ngon hơn
Táo đỏ là vị thuốc hỗ trợ điều trị mất ngủ rất tốt
Cung cấp chất chống oxy hóa, vitamin C chống lại bệnh tật
Bởi chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin C, táo tàu còn có tác dụng chống lại các gốc tự do. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến một số bệnh mãn tính như: bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường tuýp 2 và một số bệnh ung thư.
Ăn táo đỏ không chỉ có khả năng ngăn ngừa các căn bệnh mãn tính. Vitamin C trong táo đỏ còn giúp cải thiện hệ miễn dịch và chống viêm cho cơ thể rất tốt.
Hỗ trợ tăng cường trí nhớ
Nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng, chiết xuất của táo tàu giúp cải thiện và thúc đẩy trí nhớ và bảo vệ các tế bào não. Những công dụng này chủ yếu nhờ vào chất chống oxy hóa và chống viêm, ức chế lại stress oxy hóa gây hại cho não.
Xem thêm : Top 14 bài tập giảm mỡ bụng trên và bụng dưới TỨC THÌ tại nhà chỉ với 15 phút mỗi ngày
Táo tàu cũng có thể hỗ trợ điều trị chứng mất trí Alzheimer khi thí nghiệm ở động vật.
Ngoài ra, Tạp chí Ethnopharmacology chỉ ra chiết xuất hạt táo tàu còn có khả năng chống lo âu với liều thấp.
Cải thiện và tăng cường trí nhớ khi ăn táo đỏ với lượng vừa đủ
Hỗ trợ tim và cải thiện huyết áp
Trong táo đỏ chứa nhiều thành phần dưỡng chất rất tốt trong việc cải thiện sức khoẻ tim mạch và cải thiện huyết áp. Chẳng hạn như:
-
Chất kali trong táo tàu có thể giúp thư giãn mạch máu.
-
Hàm lượng mangan trong táo có vai trò quan trọng trong việc điều hòa huyết áp.
-
Các chất chống oxy hóa như: polysaccharide, flavonoid và triterpenoid nâng cao chức năng tim mạch khỏe mạnh và tăng cường sự trao đổi chất.
Cải thiện hệ tiêu hóa
Nếu ăn đủ táo đỏ mỗi ngày còn có thể tăng cường sinh trưởng lợi khuẩn trong đường ruột. Ngoài ra, khi ăn táo tàu khô còn sẽ giúp giảm sự tiếp xúc của niêm mạc ruột với amoniac độc hại.
Giảm táo bón mãn tính
Tác dụng điển hình của việc ăn táo tàu đó là giảm táo bón tự nhiên. Vì nhờ vào lượng chất xơ dồi dào cùng các hợp chất thực vật chứa trong thành phần của táo đỏ.
Tạp chí Digestion đã kiểm chứng tính an toàn và hiệu quả với hiện tượng táo bón sau 12 tuần sử dụng.
Hỗ trợ người bệnh thận
Từ nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu dùng một lượng táo đỏ vừa phải mỗi ngày sẽ làm giảm nguy cơ tổn thương thận. Hơn nữa, chiết xuất của táo đỏ còn giúp cải thiện chức năng thận nhờ giảm nồng độ creatinin và urê.
Khả năng chống ung thư
Qua một nghiên cứu thử nghiệm đã cho thấy, các chiết xuất từ loại quả táo đỏ có khả năng phòng chống tế bào ung thu khá tốt. Đồng thời, loại quả này còn có khả năng ngăn chặn tế bào khối u bạch cầu.
Trong táo đỏ có nhiều thành phần hỗ trợ điều trị ung thư tốt
Táo đỏ giúp xương chắc khỏe
Các hợp chất như quercetin, kaempferol và myricetin chứa trong táo đỏ có thể làm giảm tình trạng viêm nhiễm, nhất là viêm khớp và bệnh gút. Cho nên, nếu người bị bệnh gút ăn táo tàu mỗi ngày sẽ rất nhanh cải thiện tình trạng của bệnh và giúp xương khớp chắc khỏe hơn.
Phòng ngừa bệnh Alzheimer
Quercetin chính là chất chống oxy hóa mạnh trong táo đỏ, tác dụng chính của nó là bảo vệ các tế bào não khỏi sự gây hại của gốc tự do liên quan tới các bệnh thoái hóa.
Các tế bào não sẽ điều trị bằng quercetin ít gây tổn thương DNA và protein hơn rất nhiều so với việc được điều trị bằng vitamin c hoặc các tế bào không tiếp xúc với chất chống oxy hóa.
Giúp kháng khuẩn, chống viêm
Catechin và axit chlorogenic trong tàu có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày bị tổn thương do thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Đây là loại thuốc giảm đau rất dễ gây tổn thương đến tế bào dạ dày. Hơn nữa chất xơ trong táo còn giúp kháng viêm để chống lại tình trạng viêm nhiễm.
Ăn nhiều táo đỏ có sao không?
Dù táo đỏ tốt là vậy, nhưng bạn cần nhớ đó là một vị thuốc nên khi ăn quá nhiều cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất định.
Theo các chuyên gia nghiên cứu, khi cơ thể hấp thụ quá nhiều táo tàu trong ngày thì rất dễ bị đầy hơi, chướng bụng. Vì thế, bạn chỉ nên dùng tối đa 5-6 quả nhỏ (khoảng 2-3 quả to) mỗi ngày để mang đến hiệu quả cho cơ thể của mình.
Ngoài ra, như đã đề cập thì táo đỏ có chứa đường, nếu bạn uống nhiều trà táo đỏ mỗi ngày mà cơ thể đang bị dư đường, nó dễ dẫn đến nguy cơ tiêu thụ lượng đường không hết, làm dư thừa khiến gây hại cho sức khỏe.
Ăn táo đỏ như thế nào cho đúng cách?
Táo đỏ ăn sống được không? CÓ. Táo đỏ khô hoàn toàn có thể ăn trực tiếp mà không cần qua nấu nướng hay chế biến
Xem thêm : Uống trà táo đỏ hàng ngày có tốt không?
Ngoài ăn tươi, ăn khô, táo đỏ còn có thể dùng để chế biến nhiều món ăn bổ dưỡng. Dưới đây là gợi ý một số cách chế biến với táo đỏ vừa ngon vừa tốt cho sức khoẻ:
-
Cháo táo đỏ: đây là món ăn giúp ngủ ngon và lưu thông khí huyết
-
Trà táo đỏ và kỷ tử: chỉ với 3 – 5 quả táo đỏ, 10 – 12 quả kỷ tử và 500ml nước nóng là đã có một thức uống tốt cho hệ tiêu hoá, ngăn lão hoá và giảm nguy cơ mắc các ung thư.
-
Yến chưng táo đỏ: đây là món ăn bồi bổ với giá trị dinh dưỡng cao, phù hợp cho người cần phục hồi sức khoẻ
-
Chè dưỡng nhan: Táo đỏ cũng là một nguyên liệu không thể thiếu khi nhắc đến chè dưỡng nhan – loại chè với tác dụng làm đẹp cùng nhiều lợi ích sức khoẻ.
-
Nước táo đỏ hạt chia: Thức uống thanh mát phù hợp với mọi lứa tuổi và dùng được cho cả bà bầu.
Có thể dùng táo đỏ để chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng
Một số lưu ý khi ăn táo đỏ để tốt cho sức khỏe
Với rất nhiều ưu điểm trên đây về táo đỏ, mọi người có thể nhận định đây là loại thực phẩm lành mạnh. Nhưng, sẽ có một số lưu ý quan trọng như sau:
-
Những ai đang dùng thuốc Venlafaxine (thuốc chống trầm cảm), tốt nhất không nên ăn táo đỏ vì thành phần của 2 loại này có thể xảy ra phản ứng với nhau.
-
Người có tiền sử bị co giật hoặc đang bị và đang tiến hành điều trị thì tuyệt đối không được ăn táo đỏ.
-
Người có hàm lượng đường trong máu cao cũng kiến nghị không nên dùng loại quả này.
Với những tác dụng của táo đỏ đối với sức khoẻ, mọi người hoàn toàn có thể thêm loại quả này vào danh sách thực phẩm nên ăn mỗi ngày. Nhưng lưu ý chỉ nên ăn lượng vừa đủ để không gây ra các tác dụng phụ không mong muốn nhé.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Bạn có thể xem thêm:
-
12 tác dụng của mãng cầu gai tốt cho sức khoẻ, làm đẹp da & giảm cân hiệu quả
-
Uống cần tây có tác dụng gì cho sức khỏe và làn da của bạn?
-
Bật mí 6 công dụng tuyệt vời từ quả bưởi và cách sử dụng
-
Uống gì đẹp da? 8 loại thức uống giúp làn da khỏe khoắn, chống lão hóa từ bên trong
-
Ăn chuối có tác dụng gì? Tổng hợp 9 công dụng tuyệt vời từ trái chuối
-
Tổng hợp 9 lợi ích sức khỏe bất ngờ từ việc ăn cá mà bạn nên biết
-
Uống lá ổi có tác dụng gì? Cách xử lý và chế biến lá ổi an toàn, hiệu quả
Nguồn: https://bida.edu.vn
Danh mục: Ẩm thực