Ứng dụng tế bào gốc trung mô trong điều trị bệnh đang là một giải pháp mới mang tính đột phá, thu hút sự quan tâm của nhiều người. Tế bào gốc trung mô có khả năng tái tạo, phát triển thành tế bào chuyên biệt nhằm bổ sung, thay thế các tế bào chức năng trong cơ thể.
Vậy, tế bào gốc trung mô là gì? Ứng dụng tế bào gốc trung mô giúp điều trị những bệnh lý nào, có hiệu quả không? Các tế bào gốc trung mô thực sự có khả năng biệt hóa, phát triển thành các tế bào hoàn chỉnh thay thế các tế bào đã chết trong cơ thể hay không? Mời bạn cùng tìm hiểu những thông tin cơ bản trong bài viết sau đây.
Tế bào gốc trung mô là các tế bào gốc trưởng thành đa năng và sở hữu những đặc tính sinh học rất đặc biệt. Cụ thể, tế bào này có khả năng tăng sinh khi được nuôi cấy ở bên ngoài cơ thể (tế bào gốc ngoại sinh), đồng thời cũng có khả năng biệt hóa trở thành các tế bào chức năng trong cơ thể như sụn, mỡ, xương, thần kinh, gan, thận,… (1)
Ngoài ra, tế bào gốc trung mô còn tham gia vào cả miễn dịch bẩm sinh và thích ứng, và các chức năng điều hòa miễn dịch của chúng được thực hiện chủ yếu thông qua tương tác với các tế bào miễn dịch thông qua tiếp xúc giữa tế bào với tế bào và hoạt động cận tiết nhờ các cytokine. Tế bào gốc trung mô có biểu hiện thấp MHC lớp I và không biểu hiện HLA-DR, nhờ đó tránh được hiện tượng thải ghép. Với những đặc tính chuyên biệt và ưu việt nói trên, việc ứng dụng tế bào gốc trung mô trong điều trị bệnh đang ngày càng được mở rộng và trở thành hiện tượng gây chú ý trong y học tái tạo.
Trong cơ thể, tế bào gốc trung mô tồn tại ở nhiều cơ quan, bộ phận khác nhau như: mô mỡ, tủy xương, nhau thai, nội mạc tử cung, dịch ối, dây rốn trẻ sơ sinh,… Dựa vào tính sẵn có và dễ thu thập, độ an toàn cao, ít xâm lấn và giảm thiểu chi phí, ứng dụng tế bào gốc trung mô ngày càng mở rộng. Nguồn thu thập tế bào gốc trung mô được lấy phổ biến nhất hiện nay là tại mô mỡ, tủy xương và dây rốn trẻ sơ sinh.
Tế bào gốc trung mô có khả năng tăng sinh khi được nuôi cấy trong môi trường thích hợp, có tiềm năng biệt hóa cao và không vướng phải các vấn đề đạo đức. Quá trình nuôi cấy tế bào ở động vật nói chung và tế bào gốc trung mô nói riêng sẽ phức tạp hơn so với nuôi tế bào thực vật hay tế bào vi sinh. Việc nuôi cấy tế bào cần phải được tiến hành thay môi trường từ 2 đến 3 ngày 1 lần, trong các điều kiện nghiêm ngặt tránh lây nhiễm. Điều này sẽ giúp tránh được tình trạng cạn kiệt chất dinh dưỡng gây chết tế bào. Trong quá trình nuôi cấy này, chất dinh dưỡng giữ vai trò quyết định của sự phát triển tế bào.
Quy trình nuôi cấy tế bào gốc trung mô được áp dụng trong nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng liên quan đến tế bào gốc. Quy trình này được thực hiện tại phòng lab vô trùng nhằm đảm bảo tốt nhất độ an toàn và chất lượng cho nguồn tế bào gốc trung mô được nuôi cấy.
Xem thêm : [Bật mí] 22 món ăn đặc sản Vinh nhất định phải thử 1 lần
Tế bào gốc trung mô thu được sau khi nuôi cấy và đánh giá chất lượng có thể được trữ đông như một ngân hàng tế bào nguồn (ngân hàng tế bào đầu dòng) trong bình Nitơ lỏng. Ngân hàng này sẽ cung cấp tế bào để nuôi cấy tăng sinh phục vụ cho điều trị khi có chỉ định sử dụng tế bào gốc.
Trong y văn ở những năm 1950, tủy xương được miêu tả là nguồn tế bào gốc tạo máu rất dồi dào. Đến những năm 1960, hai nhà khoa học James E. Till và Ernest A. McCulloch đã thực hiện thí nghiệm nuôi cấy dung dịch tủy xương và cho thấy được khả năng có thể tạo thành cụm của các tế bào trong tủy xương. Đây chính là tiền đồ cho phát kiến ra tế bào gốc trung mô từ tủy xương.
Ở tủy xương, vị trí thu thập tế bào gốc trung mô dễ dàng nhất chính là ở gai chậu trước & sau trên. Quần thể các tế bào gốc trung mô trong tủy xương rất ít chỉ chiếm tỉ trọng từ 0.001 – 0.01% số lượng tế bào đơn nhân, song đây cũng là quần thể tế bào gốc trung mô đầu tiên được nghiên cứu và hiện nay vẫn được dùng làm chuẩn để đánh giá tế bào gốc trung mô từ các nguồn khác. Ngoài ra, khi thu thập tế bào gốc trung mô tại tủy xương, người ta cũng có thể thu thập đồng thời các loại tế bào khác như: tế bào miễn dịch, tế bào gốc tạo máu.
Mô mỡ chính là nguồn tế bào gốc dồi dào và cũng khá dễ dàng thu thập. Tế bào gốc trung mô có thể được thu thập từ mô mỡ trong quá trình thực hiện thủ thuật hút mỡ, hoặc mô mỡ trong phẫu thuật.
Tế bào gốc trung mô được thu thập tại mô mỡ có khả năng tăng sinh rất mạnh mẽ, tính ổn định cao, dễ dàng nuôi cấy. Đồng thời, tế bào gốc mô mỡ có thể được sử dụng ngay sau khi được thu thập và tách chiết mà không cần trải qua quá trình nuôi cấy tăng sinh.
Tế bào gốc được thu thập từ dây rốn em bé khi vừa chào đời chính nguồn tế bào gốc chu sinh tồn tại. Đa phần dây rốn sẽ được bỏ đi sau khi em bé ra đời, do đó việc thu thập tế bào gốc từ bộ phận này là vô cùng ý nghĩa và không có bất kỳ tác động xâm lấn nào đến cơ thể của bé. Tế bào gốc trung mô tại dây rốn còn có khả năng tăng sinh rất mạnh mẽ trong phòng thí nghiệm cùng với tiềm năng biệt hóa lớn hơn so với thu thập từ những mô đã trưởng thành. Ngoài ra, việc lưu trữ tế bào gốc dây rốn cùng với máu cuống rốn chính là “bảo hiểm sinh học” quý giá mà bố mẹ có thể chuẩn bị cho con yêu của mình. Bảo hiểm sinh học này sẽ giúp bé, người thân và thậm chí cả những người xung quanh có thể ứng phó với nhiều bệnh lý nguy hiểm trong tương lai như bệnh bạch cầu, suy tủy, thiếu máu do hồng cầu liềm,…
Cho đến nay vẫn tồn tại rất nhiều tranh cãi xoay quanh ứng dụng tế bào gốc trung mô vào quá trình điều trị bệnh ở người. Những nghiên cứu dần dần làm sáng tỏ được các cơ chế và vai trò của tế bào gốc trung mô trong điều trị nhiều bệnh. Nhờ đó mà việc ứng dụng tế bào gốc trung mô ngày càng được mở rộng và hiệu quả điều trị cũng tăng lên. Chính vì thế, thử nghiệm lâm sàng dựa trên tế bào gốc trung mô ngày càng nhiều, cả trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng.
Trang điện tử clinicaltrial.gov cho biết tế bào gốc trung mô đã được ứng dụng để điều trị hơn 374 bệnh lý khác nhau: rối loạn miễn dịch, chấn thương thần kinh, bệnh lý tim mạch, rối loạn chuyển hóa,… (hơn 115 nghiên cứu độc lập trên toàn cầu). Trong số đó, ứng dụng tế bào gốc trung mô trong điều trị các bệnh lý về tim mạch, tự kỷ, tổn thương tủy sống, xơ gan, xương khớp, tiểu đường, đột quỵ,… được quan tâm hàng đầu. Những nghiên cứu lâm sàng này cho biết quá trình sử dụng tế bào gốc trung mô khá an toàn, không ghi nhận bất kỳ trường hợp ảnh hưởng xấu nghiêm trọng nào cho sức khỏe người bệnh. (2)
Xem thêm: Điều trị tự kỷ bằng tế bào gốc: Triển vọng trong tương lai.
Vào năm 2015, 2016, tế bào gốc trung mô cũng được ứng dụng thành công trong việc điều trị các bệnh lý nguy hiểm khác tại Việt Nam, như: xơ gan (thu thập từ tủy xương), tiểu đường tuýp 1 (thu thập từ dây rốn), phổi tắc nghẽn mãn tính (thu thập từ mô mỡ)…
Nhiều bệnh nhân thắc mắc về các vấn đề có thể xảy ra trong quá trình thu thập và sử dụng tế bào gốc trung mô. Ví dụ, họ lo lắng rằng việc cấy tế bào gốc sẽ có tác động xấu ảnh hưởng đến cơ thể. Việc ứng dụng tế bào gốc trung mô phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: cơ thể người bệnh, loại mô, quy trình nuôi cấy,… Chính vì vậy, cần có các quy trình nuôi cấy, đánh giá chất lượng nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng tế bào.
Về mặt số lượng thì khả năng tạo nên các tế bào mới từ nguồn tế bào gốc thu thập ban đầu sẽ có tỷ lệ nghịch với số lần cấy chuyển. Điều này có nghĩa khi phải trải qua càng nhiều lần cấy chuyển thì khả năng tăng sinh về số lượng của tế bào gốc sẽ càng giảm dần.
Về mặt chất lượng tế bào thì quá trình lão hóa và tiềm năng biệt hóa thành tế bào mới của tế bào gốc trung mô cũng thường có xu hướng suy giảm khi được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm quá lâu.
Dẫn chứng trên cho thấy số lượng và chất lượng của tế bào gốc có thể sẽ giảm dần theo số lần cấy chuyển. Do đó, khi ứng dụng tế bào gốc trung mô, không nên sử dụng tế bào ở lần cấy chuyển quá cao để đảm bảo chất lượng của tế bào được cấy ghép.
Để hạn chế tối đa những vấn đề không mong muốn trong quá trình sử dụng tế bào gốc trung mô cho việc điều trị, người bệnh cần thăm khám và thực hiện tại bệnh viện uy tín. Nơi này phải sở hữu đội ngũ y bác sĩ chuyên môn trong y học tái tạo, công nghệ lưu trữ tế bào đạt chất lượng cao.
Người bệnh có thể tham khảo Trung tâm Tế bào gốc và Ngân hàng mô tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Đây là một trong những đơn vị lưu trữ tế bào gốc hàng đầu ở Việt Nam, quy tụ các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực nghiên cứu, lưu trữ, ứng dụng tế bào gốc trung mô nói riêng và tế bào gốc nói chung trong quá trình điều trị bệnh. Trung tâm sở hữu hệ thống máy móc thiết bị chuẩn y khoa hiện đại bậc nhất, các quy trình được xây dựng dựa trên các hướng dẫn của các ngân hàng máu dây rốn và các hiệp hội về trị liệu tế bào gốc hàng đầu trên thế giới.
Để biết thêm thông tin chi tiết, quý khách hàng có thể liên hệ Trung tâm Tế bào gốc và Ngân hàng mô tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:
Ứng dụng tế bào gốc trung mô trong điều trị bệnh đang ngày càng được mở rộng nhờ vào những ưu điểm và hiệu quả vượt trội của nó. Nếu bạn cần hiểu rõ hơn tế bào gốc trung mô là gì, cấy ghép tế bào gốc trung mô có chi phí, thời gian, tỷ lệ thành công… cụ thể đối với trường hợp của mình như thế nào, mời bạn liên hệ đến bệnh viện để được tư vấn chi tiết nhất.
Nguồn: https://bida.edu.vn
Danh mục: Sức khỏe
Nếu chẳng may bạn bị quấy rối trên Facebook hay đơn giản là không muốn…
Nếu bạn đang cần tìm cách bỏ chặn trên facebook cho những tài khoản liên…
Mặc dù không nổi đình nổi đám như TikTok nhưng Reels Facebook vẫn là nơi…
Thông thường, các tập tin dạng PDF được nhiều người dùng ưa chuộng vì dung…
Bạn đang tìm kiếm cách tạo nhóm trên Facebook để có thể dễ dàng trò…
Chắc hẳn, đôi lúc bạn sẽ cảm thấy khó chịu và bực mình khi đang…