Hạt ngọc của rừng xanh
Hầu hết mọi người đều từng ăn đâu đó hạt đác một vài lần nhưng rất ít người biết về cây đác, biết về cuộc sống của những người thợ rừng lấy hạt đác này. Một công việc khá bình thường nhưng cũng đầy vất vả, nhọc nhắn như nhiều công việc khác của nông dân nghèo khó ở vùng rừng núi Nam Trung bộ.
Bạn đang xem: Săn hạt đác
Chúng tôi có dịp theo chân một nhóm thợ rừng đi lấy hạt đác ở khu vực sâu trong rừng của huyện Bác Ái, nằm giáp ranh giữa các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa và Lâm Đồng. Theo những người thợ rừng, cây đác phân bố chủ yếu ở các vùng thung lũng ẩm thấp, ít người qua lại. Vì thế, để tìm được chúng thường phải vượt qua các quả núi khác nhau. “Phải am hiểu rừng núi, gắn bó với nơi này thì mới biết vị trí của cây đác và khai thác chúng được. Từ đường lộ 656 đi vào đây chỉ hơn chục cây số nhưng chúng tôi thường phải mất 1 tiếng rưỡi khi đi và hơn 2 tiếng khi trở về đó”, anh Nguyễn Văn Vỹ, 44 tuổi quê ở huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) một người trong nhóm thợ săn đác cho biết. Cũng theo anh Vỹ, nhóm khai thác đác thường đi khoảng 3 – 4 người và làm chung mọi công việc. Cuối ngày, họ thường bán đác cho các vựa thu mua rồi chia tiền cho nhau.
Sau thời gian dài di chuyển dưới tán cây rừng, nhóm thợ tới một khu vực có hàng chục cây đác mọc rải rác. Nhìn từ xa, cây có hình dáng giống những cây thốt nốt với tán lá xòe rộng, tản ra như cánh quạt nan. Cây đác trong tự nhiên thấp hơn các tán cây thốt nốt. Và trái cây đác mọc thành từng trùm hàng trăm quả, như những buồng cau trĩu xuống từ nửa thân tới gần gốc. Sau khi xem xét các buồng đác, nhóm thợ anh Vỹ bắt đầu chặt các nhánh quả mà họ biết hạt đã chín. Mỗi cây đác có cả chục buồng trĩu chịt quả nhưng họ chỉ lựa những nhánh quả lớn để chặt. Những quả bé họ dành lại, có thể họ sẽ quay lại hoặc dành cho những thợ rừng khác. Những người sống nhờ rừng thường không bao giờ lấy hết các “món quà” của rừng.
Xem thêm : Flat White và Latte – bạn đã biết cách phân biệt hai thức uống này chưa?
Chúng tôi rất bất ngờ khi chỉ mất chừng 30 phút là 4 người đàn ông đã chặt được một đống lớn quả đác như đống rơm nhỏ. Tuy nhiên, công đoạn vất vả nhất của người thợ rừng khai thác đác bây giờ mới bắt đầu. “Đác chặt trên cây xuống chỉ là khởi đầu thôi, bây giờ quan trọng nhất là đốt và lấy đác. Quả đác lấy trên cây xuống có vị chát và ngứa do nhựa nếu ăn ngay. Ngoài ra vỏ của chúng dày và cứng lắm, rất khó lấy phần hạt bên trong. Vì vậy chúng tôi phải đốt qua bằng lửa, cho chúng cháy mềm lớp vỏ và cũng tan nhựa để hết vị ngứa chát của hạt”, anh Vỹ vừa kể vừa chất đống quả đác lên mấy tàu lá khô. Đây là khu vực nằm sát bên bờ một con suối nhỏ có nước chảy từ trên cao xuống, xung quanh có nhiều tảng đá nhẵn nhụi bị bào mòn. Những tàn than hồng làm cho từng quả đác rụng lả tả, cháy sém lại. Những người bạn đi rừng còn lại lúc này mới lấy đồ nghề ra, là con dao và chiếc kẹp chuyên dụng được chế tác từ cây gỗ nhỏ để lấy hạt đác. Họ vừa dùng dao cắt một miếng nhỏ trên quả đác vừa cháy sém, vừa sử dụng cái kẹp để bóp quả đác, làm cho hạt đác màu trắng đục trôi ra từ vết vừa cắt.
Thường mỗi quả đác to như quả cam sẽ cho ra 3 hạt đác màu trắng. Công việc cứ thế lặp đi lặp lại đều đặn. Lúc này mới biết vì sao những người khai thác đác thường mất cả ngày ở trong rừng bởi việc cắt và lấy từng hạt đác rất tỉ mỉ, hoàn toàn bằng sức người và cũng không thể đốt cháy giai đoạn được. Nhưng cũng chỉ loáng một chút là một đống hạt đác nho nhỏ màu trắng đục có lẫn vài vệt than màu đen hiện ra. Các hạt đác cứ thế chất lên nhau, nhìn rất đẹp.
Chúng tôi lấy tay cầm vài hạt và ăn thử, thấy chúng không khác nhiều so với những hạt đác mà mình từng ăn ở trong các ly chè bày bán nơi thành phố. Có điều vị của ngọt hơn, mềm và dẻo hơn. Lúc này, nhóm thợ của anh Vỹ chia làm 3 công đoạn. Một người đi chặt thêm quả đác tươi, một người vừa chất quả lên chỗ than hồng và di chuyển quả cháy sém xuống. Hai người còn lại vẫn tiếp tục tách hạt đác, công việc quan trọng cuối cùng của họ. Quá trưa, 4 người tạm dừng công việc để ăn cơm và nghỉ ngơi. Lúc này, thành quả của họ đã là hai bao tải đầy những hạt đác màu trắng như ngọc. Anh Vỹ bảo chiều tối về dưới lộ, họ sẽ bán đác với giá 40 ngàn đồng/kg. “Nếu chăm chỉ, nhóm chúng tôi có thể lấy được chừng 60 kg hạt đác một ngày. Bây giờ đác đang vào vụ chính, hạt bự mà chất lượng ngon nên dễ bán lắm. Sau khi trừ tiền ăn uống, xăng xe thì mỗi anh xem cũng có 500 ngàn đồng. Đây là số tiền khá cao ở vùng quê rồi. Nhưng không phải ngày nào cũng giống ngày nào đâu. Có bữa đi vào rừng tìm không được cây đác là phải về tay không đó”, anh Vỹ kể thêm.
Công việc bấp bênh của thợ rừng
Xem thêm : Phân Biệt Hắc Xì Dầu (Dark Soy Sauce) và Nước Tương (Light Soy Sauce)
Do khai thác trực tiếp từ rừng núi tự nhiên nên những nhóm thợ rừng như anh Vỹ thường xuyên di chuyển qua nhiều vùng rừng núi khác nhau. Có thể hôm nay họ lấy đác ở khu vực Bắc Ái nhưng tuần sau họ đã chạy xe sang tận bên Hòa Sơn, Ma Nơi hay cả Tà Năng. Rồi có khi họ cũng xuôi về dưới Ba Bay, Ninh Hòa…
Với hàng chục năm gắn bó với nghề đi rừng, họ biết những khu vực nào có đác thường xuất hiện. Và thông thường, mỗi khu vực dù nhiều cũng chỉ khai thác được chừng một tuần là phải tìm nơi khác. Cứ thế, cuộc sống của những người săn hạt đác lang thang dọc vùng rừng núi nơi đây. Điều may mắn với nhóm thợ rừng anh Vỹ cũng như những người khác là hiện nay đường lộ ở khu vực này khá tốt, có thể di chuyển dễ dàng bằng xe máy. Sau đó họ để xe lại ở các khu vực ven rừng rồi đi bộ vào rừng. Chiều tối lại quay trở ra với sản phẩm của mình. “Cùng là cây đác nhưng hạt khác nhau đó. Ở vùng Phú Yên thì trái lớn hơn, quả cũng ngọt hơn nhưng ở vùng phía Nam gần cao nguyên thì chúng dẻo và béo hơn. Nhưng phải là thợ rừng quen thì mới phân biệt được bởi khi đưa về thành phố, hạt đác được ngâm qua nước cho trắng và đẹp nên khó phân biệt lắm”, anh Vỹ kể.
Cũng theo những người thợ rừng này, trước kia đác rất dễ kiếm và ở ven rừng cũng có rất nhiều. Tuy nhiên do giá trị kinh tế ngày càng cao, nhiều người đi săn đác hơn. Ở các chợ vùng rừng núi đác được trẻ em, người già chặt xuống bán rất nhiều. Tuy nhiên, dù giá trị kinh tế cao nhưng hiếm người dân nào trồng đác để khai thác như nhiều loại cây thu hoạch hạt hay trái khác. Nguyên nhân khá đơn giản bởi cây đác có thời gian sinh trưởng rất lâu. Trung bình phải mất 10 năm cây mới trưởng thành và cho những chùm quả. Điều đặc biệt hơn, phải từ 3 – 4 năm cây đác mới cho ra vụ quả tiếp theo. Đây có lẽ chính là nguyên nhân khiến toàn bộ hạt đác đều có nguồn gốc tự nhiên bởi rất ít người đủ kiên nhẫn chờ đợi được thu hoạch đác.
Mặc dù xuất hiện quanh năm nhưng nghề khai thác đác ở vùng rừng núi Nam Trung bộ thường chỉ bắt đầu từ tháng 2 tới tháng 8. Những tháng còn lại là thời điểm cuối năm, thời tiết vùng này mưa kéo dài liên tục khiến đường sá lầy lội khó đi và không thể “đốt đác”, một quy trình quan trọng để lấy được loại hạt nhỏ bé màu trắng muốt mềm dẻo này. “Không còn lấy hạt đác thì mình đi tìm nấm, tìm thảo quả hay lá rừng, lá thuốc. Mùa nào thức ấy, anh em chúng tôi sinh ra và gắn bó với rừng, không biết là gì ngoài đi rừng đâu. Bây giờ sản vật của rừng đều có giá trị nên cũng đủ tiền cho anh em sinh sống. Rừng ở đây còn thì cuộc sống của thợ rừng vẫn còn”, anh Vỹ chia sẻ.
Nguồn: https://bida.edu.vn
Danh mục: Ẩm thực
Nếu chẳng may bạn bị quấy rối trên Facebook hay đơn giản là không muốn…
Nếu bạn đang cần tìm cách bỏ chặn trên facebook cho những tài khoản liên…
Mặc dù không nổi đình nổi đám như TikTok nhưng Reels Facebook vẫn là nơi…
Thông thường, các tập tin dạng PDF được nhiều người dùng ưa chuộng vì dung…
Bạn đang tìm kiếm cách tạo nhóm trên Facebook để có thể dễ dàng trò…
Chắc hẳn, đôi lúc bạn sẽ cảm thấy khó chịu và bực mình khi đang…