Categories: BIDA

Tìm hiểu luật thi đấu bida snooker

Published by
Quách Phú Thành

Tìm hiểu luật thi đấu bida snooker dựa theo Luật được ban hành của Hiệp hội Billiard – Snooker chuyên nghiệp thế giới và Liên đoàn Billiard – Snooker Thế giới

Thiết bị

Bàn tiêu chuẩn

Các kích thước

  • Khu vực trong lòng bàn (phạm vi từ các mặt băng) phải đo được 11ft 81/2 x 5ft 10in (3569mm x 1778mm) với độ dung sai cho cả hai kích thước là +/- 13mm.

Chiều cao

  • Chiều cao của bàn được tính từ sàn tới mặt trên của băng phải từ 851mm đến 876mm.

Các lỗ trên bàn

  • Có hai lỗ ở cuối “Spot” được gọi là 2 lỗ ở đỉnh, hai lỗ ở cuối “Baulk” được gọi là 2 lỗ ở đáy, mỗi điểm giữa của băng dài có 1 lỗ được gọi là 2 lỗ giữa.
  • Các lỗ phải phù hợp với các đường đo được Hiệp hội Billiard – Snooker chuyên nghiệp thế giới cho phép.

Đường Baulk và Baulk

  • Một đường thẳng được kẻ song song với băng đáy và cách nó 737mm được gọi là đường Baulk và khoảng trống giữa đó được gọi bằng Baulk.

Đường D

  • Là nửa hình tròn được vẽ trong Baulk có tâm ở giữa đường Baulk và bán kính là 292mm.

Các điểm đánh dấu

  • Có 4 điểm được đánh dấu trên đường tâm dọc của bàn và 2 điểm ở 2 góc. Cụ thể:
    • Điểm đen, cách mặt băng đỉnh 324mm
    • Điểm xanh, nằm giữa bề mặt băng đỉnh và băng đáy
    • Điểm hồng, nằm giữa Điểm xanh và bề mặt băng đỉnh
    • Điểm nâu, nằm giữa đường Baulk
    • Điểm vàng nằm ở điểm góc phải của “D”
    • Điểm xanh lá cây nằm ở điểm góc trái của “D”

Trái bida

  • Tất cả các bi phải có thành phần cấu tạo được chấp thuận, đường kính mỗi bi là 52,5mm với dung sai +/- 0,5mm.
  • Phải có trọng lượng đều nhau trong phạm vi dung sai cho phép là 3g/bộ.
  • Một bi hay cả bộ có thể được thay đổi theo thoả thuận giữa các đấu thủ hay theo sự quyết định của trọng tài.

Cơ bida

Cơ không ngắn hơn 914mm, và không có sự thay đổi lớn so với truyền thống về hình thù và kiểu dáng đã được chấp nhận.

Những định nghĩa

Frame

  • Một Frame của Snooker là khoảng thời gian từ cú đánh đầu tiên và kết thúc khi:
    • Được nhường bởi bất cứ đấu thủ nào trong lượt cơ của mình.
    • Sự yêu cầu của đấu thủ khi chỉ còn bi đen và có sự cách biệt hơn 7 điểm.
    • Đánh vào lỗ hay phạm lỗi khi chỉ còn bi đen.
    • Theo trọng tài quyết định.

Ván đấu

  • Ván là số ván được thoả thuận hay quy định.

Trận đấu

  • Trận là số ván được thoả thuận hay quy định.

Những trái bi

  • Bi trắng được gọi là bi cái
  • 15 bi đỏ và 6 bi màu được gọi là bi mục tiêu.

Cú đánh

  • Một cú đánh được thực hiện khi người đánh bi cái bằng đầu cơ.
  • Một cú đánh hợp lệ khi không có sự vi phạm luật nào.
  • Một cú đánh có thể thực hiện bởi trực tiếp hay gián tiếp vì vậy:
    • Một cú đánh trực tiếp là khi bi cái đánh bi mục tiêu mà không đánh vào băng trước.
    • Một cú đánh gián tiếp là khi bi cái đánh vào 1 hay nhiều băng trước khi chạm bi mục tiêu.

Trong tay

  • Bi cái trong tay:
    • Trước khi bắt đầu mỗi Frame
    • Khi bi đi vào lỗ
    • Khi bị rời khỏi bàn
  • Nó vẫn ở trong tay cho đến khi:
    • Đánh đúng luật từ trạng thái trong tay
    • Phạm lỗi khi bi đang ở trên bàn

Bi trong cuộc

  • Bi trong cuộc là khi nó không phải ở trạng thái trong tay.
  • Bi mục tiêu là trong cuộc từ khi bắt đầu Frame cho đến khi nó được đưa vào lỗ hoặc rơi khỏi bàn.

Bi được chỉ định

  • Một bi được chỉ định là bi mục tiêu được đấu thủ thông báo, hay quyết định của trọng tài, đấu thủ phải đánh bi đó với lần va chạm đầu tiên của bi cái.
  • Nếu đó là yêu cầu của trọng tài, thì đấu thủ phải thông báo bi nào sẽ được đánh.

Bi rời khỏi bàn

  • Bi bị coi rời khỏi bàn nếu nó nằm yên không phải trong lòng bàn tay dưới lỗ, hoặc bi nhảy lên trong khi đánh (ngoại trừ cú nhảy đúng luật).

Lỗi

  • Là khi vi phạm những điều luật này.

Bi bị chặn

  • Bi cái được gọi là bi chặn khi một cú đánh trên một đường thẳng đến tất cả các bi cần đánh, toàn bộ hay một phần bị che bởi 1 bi không được đánh. Nếu 1 hoặc nhiều hơn bi cần đánh mà không bị che thì bi cái được gọi là không bị chặn.

Điểm đặt bị chiếm

  • Một điểm được gọi là bị chiếm khi bi không thể đặt lên điểm đó mà không chạm bi khác.

Đẩy cơ

  • Cú đánh đẩy cơ được thực hiện khi đầu cơ vẫn tiếp xúc với bi cái.
    • Sau khi bi cái bắt đầu chuyển động về phía trước.
    • Bi cái tiếp xúc bi mục tiêu ngoại trừ khi bi cái và bi mục tiêu hầu như chạm vào nhau, nó sẽ không bị xem như là đẩy cơ nếu bi cái tiếp xúc vào bi mục tiêu ở phần rất mỏng.

Đánh hỏng

  • Một cú đánh hỏng là khi bi cái không chạm ở lần đầu tiên với bi cần đánh và trọng tài sẽ xem như là cú đánh không được thực hiện.

Trận đấu

  • Mỗi đấu thủ đánh cùng một bi cái màu trắng và có 21 bi mục tiêu, 15 bi đỏ, mỗi bi có giá trị 1 điểm và 6 bi màu:
    • Bi màu vàng = 2 điểm
    • Bi màu xanh lá cây = 3 điểm
    • Bi màu nâu = 4 điểm
    • Bi màu xanh = 5 điểm
    • Bi màu hồng = 6 điểm
    • Bi màu đen = 7 điểm
  • Điểm trong mỗi lượt cơ của đấu thủ được tính bằng đưa vào lỗ bi đỏ trước tiên sau đó đưa bi màu vào lỗ và liên tiếp như vậy cho tới khi bi đỏ được đưa hết vào lỗ, sau đó đánh tiếp các bi màu theo thứ tự giá trị điểm của nó.
  • Số điểm sau mỗi lượt cơ được tính thêm vào tổng số điểm của đấu thủ.
  • Điểm phạt do phạm lỗi được cộng cho đấu thủ kia
  • Người thắng của 1 trận đấu là người đạt đủ số điểm, số ván theo quy định

Diễn biến của trận đấu

  • Thứ tự lượt cơ của trận đấu sẽ được xác định bằng rút thăm hay bất cứ sự đồng ý nào khác của 2 đấu thủ.
  • Thứ tự đã được xác định phải được giữ nguyên trong suốt trận đấu, trừ khi đấu thủ tiếp theo yêu cầu đấu thủ vừa phạm lỗi đánh lại.
  • Đấu thủ đánh đầu tiên đánh từ trong tay (trong D) và ván đấu bắt đầu khi bi cái được đánh bằng đầu cơ.
  • Trong cú đánh đầu tiên của mỗi lượt cơ, đấu thủ sẽ phải đánh bi đỏ trước cho đến khi tất cả bi đỏ được đưa vào lỗ.
  • Sau khi bi đỏ được đưa vào lỗ, đấu thủ sẽ tiếp tục đánh bất cứ 1 bi màu nào mà đấu thủ đó chọn, nếu bi màu được đưa vào lỗ thì nó sẽ được đặt lại tại điểm quy định.
  • Đấu thủ sẽ tiếp tục lượt cơ bằng cách đánh vào lỗ bi đỏ và bi màu luân phiên nhau cho đến khi tất cả bi đỏ được đưa vào lỗ, sau khi đánh bi đỏ cuối cùng, đấu thủ vẫn phải đánh 1 bi màu được chọn.
  • Đấu thủ sẽ tiếp tục đánh bi màu theo thứ tự giá trị điểm của nó và các bi màu này sẽ không được đặt lại.
  • Bi đỏ sẽ không được đặt lại trên bàn saukhi được đưa vào lỗ hay nhảy ra khỏi bàn.
  • Nếu đấu thủ không ghi được điểm hay phạm lỗi thì sẽ mất lượt cơ và đấu thủ tiếp theo sẽ đánh ở vị trí bi cái dừng lại hay từ trong tay nếu bi cái rơi khỏi bàn.

Đánh từ trong tay

  • Khi đánh từ trong tay, bi cái phải được đánh từ vị trí trên hay ở trong đường giới hạn của “D”, tuy nhiên có thể đánh về bất cứ hướng nào.
  • Trọng tài sẽ thông báo nếu được yêu cầu rằng bi cái đặt ở đâu là hợp lệ.

Đặt bi màu

  • Bất cứ bi màu nào được đưa vào lỗ hay rơi khỏi bàn đều được đặt lại trước khi cú đánh tiếp theo được thực hiện.
  • Đấu thủ không phải chịu trách nhiệm với bất cứ lỗi nào của trọng tài trong khi đặt không chính xác.
  • Nếu một cú đánh được thực hiện với một hay nhiều bi được đặt không chính xác thì nó sẽ được đặt lại chính xác cho những cú đánh sau:
    • Sẽ không có xử phạt khi lỗi này do sự sơ suất từ trước khi được phát hiện
    • Phạt lỗi nếu đấu thủ đánh trước khi trọng tài thực hiện việc đặt bi.
  • Nếu bi màu được đặt lại mà điểm của nó lại bị chiếm chỗ thì nó sẽ được dời đến 1 điểm khác có giá trị cao hơn nếu có thể.
  • Nếu có nhiều hơn 1 bi màu phải đặt lại và tất cả đều bị chiếm chỗ thì bi có giá trị cao hơn sẽ được ưu tiên đặt trước.
  • Nếu tất cả các điểm đều bị chiếm chỗ thì nó sẽ được dời tới 1 điểm nào gần nhất có thể với điểm của nó, nằm ở trong khoảng từ điểm đó đến bề mặt của băng đỉnh.
  • Trong tất cả các trường hợp khi đặt bi đều không được chạm với bi khác.
  • Một bi màu, để được đặt hợp lệ thì nó phải được đặt bằng tay trên điểm được chỉ định trong luật này.

Bi dính

  • Nếu bi cái dừng lại vào một hay nhiều bi khác được đánh hay có thể đánh thì trọng tài sẽ chỉ rõ bi nào được đánh mà bi cái dính.
  • Khi bi dính đã được thông báo của trọng tài thì đấu thủ phải đánh bi cái dời khỏi bi đó mà không làm nó di chuyển hoặc đó là cú đánh đẩy cơ.
  • Đấu thủ sẽ không bị phạt nếu:
    • Bi đó là bi được đánh
    • Bi đó là bi có thể được đánh và đấu thủ tuyên bố là sẽ đánh nó.

Bi ở mép lỗ

  • Nếu 1 bi bị rơi vào lỗ mà không bị chạm bởi 1 bi khác hay là 1 phần của cú đánh đang được thực hiện, nó sẽ được đặt lại và các điểm đã ghi được sẽ được tính.
  • Nếu nó bị chạm bởi 1 bi khác có liên quan đến cú đánh:
    • Không có sự vi phạm luật nào thì tất cả những bi này sẽ được đặt lại và đấu thủ có thể đánh lại cú đánh đó hay có thể đánh cú khác theo ý của đấu thủ đó.
    • Nếu có sự phạm lỗi, tất cả bi này sẽ được đặt lại và đấu thủ tiếp theo có sự lựa chọn thông thường sau cú đánh phạm lỗi.
  • Nếu 1 bi cân bằng trong chốc lát trên mép lỗ và sau đó rơi vào lỗ, nó sẽ được tính như là vào lỗ và không phải đặt lại.

Bi cái bị che khuất sau khi phạm lỗi

  • Sau 1 lỗi, bi cái bị che khuất và nếu đấu thủ tiếp theo quyết định đánh thì:
    • Đấu thủ có quyền chọn bất cứ bi nào như là bi đỏ.
    • Bất cứ bi được chọn nào đều có giá trị điểm như bi đỏ, và sau khi được đưa vào lỗ, nó sẽ được đặt lại.
  • Sẽ bị tính là phạm lỗi nếu bi cái trong lần chạm đầu tiên không chạm bi được chỉ định.
  • Nếu 1 bi đỏ được đưa vào lỗ sau khi bi cái đã chạm bi được chỉ định trước, hoặc được chạm cùng một lúc thì bi đó sẽ được tính điểm và không phải đặt lại
  • Nếu cả 2 bi đỏ và bi được chỉ định đều vào lỗ, thì chỉ có bi đỏ được tính điểm và không đặt lại, còn bi được chỉ định phải đặt lại.
  • Nếu đấu thủ phạm lỗi được yêu cầu đánh lại thì sẽ không có bi nào được chỉ định ngoài bi đỏ.

Phạm lỗi

  • Trọng tài sẽ tuyên bố lỗi ngay khi nó xảy ra:
    • Nếu đấu thủ chưa thực hiện cú đánh thì sẽ hết lượt cơ của mình ngay và trọng tài sẽ thông báo phạt lỗi.
    • Khi cú đánh đã được thực hiện thì trọng tài sẽ đợi cho đến khi cú đánh hoàn thành sẽ thông báo phạt lỗi.
    • Nếu 1 lỗi mà không do trọng tài nhận định mà cũng không phải là sự yêu cầu của đấu thủ kia thì nó sẽ được bỏ qua.
    • Tất cả những điểm mà đấu thủ ghi được trước khi phạm lỗi đều được tính ngoại trừ những điểm ghi được trong cú đánh phạm lỗi.
    • Cú đánh tiếp theo sau khi phạm lỗi sẽ được đánh từ vị trí bi cái dừng, hoặc từ trong tay nếu bi cái vào lỗ hay rơi khỏi bàn.
    • Nếu có nhiều lỗi xảy ra trong cùng 1 cú đánh thì điểm phạt lỗi nào cao hơn sẽ được áp dụng.
    • Đấu thủ phạm lỗi sẽ bị:
      • Phạt điểm như dưới đây (Xem Phạt điểm do phạm lôi
      • Phải tiếp tục đánh nếu có sự yêu cầu của đối thủ.

Phạt điểm do phạm lỗi

  • Tất cả các lỗi đều bị phạt từ 4 điểm và có thể cao hơn tương ứng với giá trị của từng bi trong từng trường hợp phạm lỗi.
  • Phạt điểm theo giá trị của bi được đánh
    • Đánh bi cái nhiều hơn 1 lần
    • Đánh khi cả 2 chân không chạm sàn
    • Đánh khi không đúng lượt
    • Đánh từ trong tay không đúng quy định, bao gồm cả cú đánh khai cuộc
    • Làm cho bi cái trượt tất cả bi mục tiêu
    • Làm cho bi cái vào lỗ
    • Đánh cú nhảy bi
    • Đánh với cơ không đạt tiêu chuẩn
    • Đánh khi bi chưa dừng
    • Đánh trước khi trọng tài hoàn thành việc đặt bi màu
    • Làm cho bi khác bi được đánh vào lỗ
    • Làm cho bi cái chạm bi không được đánh trước
    • Đẩy cơ
    • Bất cứ phần nào khác ngoài đầu cơ chạm bi trong lúc đanh
    • Làm cho bi rơi khỏi bàn
  • Phạt 7 điểm nếu đấu thủ:
    • Sử dụng 1 bi không phải ở trên bàn cho mọi ý định
    • Sử dụng bất cứ đồ vật nào để đo lỗ hay khoảng cách
    • Sử dụng bất cứ bi nào khác ngoài bi trắng trong mọi cú đánh
    • Không thông báo bi nào sẽ được đánh khi đã được yêu cầu của trọng tài
    • Sau khi đánh vào lỗ bi đỏ hay 1 bi được chỉ định như bi đỏ, phạm lỗi trước khi chỉ định bi màu.

Đánh lại

  • Một đấu thủ có thể yêu cầu đối thủ kia đánh lại sau khi phạm lỗi, và yêu cầu này không thể rút lại. Đấu thủ phạm lỗi sẽ phải đánh lại và có quyền:
    • Thay đổi ý định của mình với:
    • Cú đánh nào sẽ thực hiện hay
    • Bi nào sẽ là mục tiêu để đánh

Bi bị di chuyển không phải do đấu thủ

  • Nếu bi đang đứng yên hay đang chuyển động mà bị làm di chuyển không phải do đấu thủ thì nó sẽ được đặt lại bởi trọng tài ở vị trí mà trọng tài nhận định rằng nó đã ở đó hay nó sẽ dừng ở đó.
  • Điều luật này bao gồm cả những trường hợp khi có sự cố xảy ra do 1 người khác không phải là người cùng bên với đấu thủ và làm đấu thủ đó di chuyển bi.
  • Không đấu thủ nào bị phạt khi bi di chuyển bởi trọng tài.

Thi đấu bi đen

Một đấu thủ sau khi đánh bi đen cuối cùng vào lỗ mà điểm số của cả 2 đấu thủ bằng nhau, thì bi đen sẽ được nhặt lên đặt tại điểm quy định và đánh tiếp cho đến khi 1 đấu thủ đưa được bi đen vào lỗ hay phạm bất cứ lỗi nào.

Tác giả

  • Tôi là Quách Phú Thành, một chuyên gia nội dung các chủ đề cuộc sống, phong cách, và sức khỏe. Tôi đã hoàn thiện quá trình học tập trong ngành Báo chí và đạt được chứng chỉ Hành nghề Báo chí. Với mục tiêu phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực truyền thông và viết lách, tôi luôn sẵn sàng đóng góp và chia sẻ giá trị cho cộng đồng thông qua nhiều dự án viết lách hấp dẫn và bài viết chất lượng. Hiện tại, tôi đang đảm nhiệm vị trí quan trọng là chuyên gia nội dung cho trang web, một trang web nổi tiếng về cuộc sống, phong cách, và sức khỏe. Tại đây, tôi đảm bảo rằng nội dung được cung cấp là chất lượng và đa dạng. Tôi đã đóng góp vào sự phát triển và thành công của trang web này qua việc viết các bài viết hấp dẫn và độc đáo.

This post was last modified on Tháng năm 1, 2024 4:38 chiều

Quách Phú Thành

Tôi là Quách Phú Thành, một chuyên gia nội dung các chủ đề cuộc sống, phong cách, và sức khỏe. Tôi đã hoàn thiện quá trình học tập trong ngành Báo chí và đạt được chứng chỉ Hành nghề Báo chí. Với mục tiêu phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực truyền thông và viết lách, tôi luôn sẵn sàng đóng góp và chia sẻ giá trị cho cộng đồng thông qua nhiều dự án viết lách hấp dẫn và bài viết chất lượng. Hiện tại, tôi đang đảm nhiệm vị trí quan trọng là chuyên gia nội dung cho trang web, một trang web nổi tiếng về cuộc sống, phong cách, và sức khỏe. Tại đây, tôi đảm bảo rằng nội dung được cung cấp là chất lượng và đa dạng. Tôi đã đóng góp vào sự phát triển và thành công của trang web này qua việc viết các bài viết hấp dẫn và độc đáo.

Published by
Quách Phú Thành

Recent Posts

Cách chặn, bỏ chặn trên Facebook để ngăn người khác làm phiền hoặc nếu bạn muốn liên lạc trở lại

Nếu chẳng may bạn bị quấy rối trên Facebook hay đơn giản là không muốn…

6 tháng ago

Cách bỏ chặn trên Facebook và Messenger bằng điện thoại và laptop

Nếu bạn đang cần tìm cách bỏ chặn trên facebook cho những tài khoản liên…

6 tháng ago

Hướng dẫn cách lưu Reels trên Facebook về điện thoại và máy tính

Mặc dù không nổi đình nổi đám như TikTok nhưng Reels Facebook vẫn là nơi…

6 tháng ago

7 cách chuyển file PDF sang Word trên máy tính miễn phí đơn giản nhất

Thông thường, các tập tin dạng PDF được nhiều người dùng ưa chuộng vì dung…

6 tháng ago

Hướng dẫn 2 cách tạo group trên Facebook bằng máy tính, điện thoại trong 1 nốt nhạc

Bạn đang tìm kiếm cách tạo nhóm trên Facebook để có thể dễ dàng trò…

7 tháng ago

7 cách chặn quảng cáo trên Youtube trên điện thoại, máy tính, Chrome đơn giản nhất

Chắc hẳn, đôi lúc bạn sẽ cảm thấy khó chịu và bực mình khi đang…

7 tháng ago